Homestay hiện nay đang là một mô hình kinh doanh vô cùng phổ biến, thu hút được nhiều sự yêu thích của khách hàng, đặc biệt là giới trẻ. Vì vậy, ý tưởng kinh doanh homestay cũng đang được các chủ đầu tư quan tâm và chú ý. Hãy cùng KenDesign tìm hiểu một số lưu ý trong thiết kế homestay qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tiêu chuẩn trong lựa chọn vị trí thiết kế homestay
Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi bắt đầu thiết kế homestay đó là cần tìm cho mình một vị trí địa lý thuận lợi. Bởi đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với việc kinh doanh của bạn. Một căn homestay có vị trí đẹp, dễ tiếp cận, thuận tiện trong việc đi lại, vui chơi, nghỉ dưỡng và đặc biệt có cảnh đẹp chắc chắn sẽ thu hút được sự yêu thích của du khách. Bạn nên chọn những nơi phát triển mạnh về du lịch như SaPa, Tam Đảo, Đà Nẵng, Đà Lạt, Phú Quốc,…
Tuy nhiên, tại những địa điểm này thì thường có mức độ cạnh tranh khá cao, không chỉ giữa các homestay mà còn với các mô hình khác như khách sạn, resort, nhà nghỉ,… Vì thế, hãy cố gắng tạo được sự khác biệt, độc đáo trong thiết kế hay dịch vụ của mình để tạo được dấu ấn riêng với khách hàng.
Ngoài ra, khi lựa chọn vị trí thiết kế homestay bạn cũng cần chú ý tới yếu tố an ninh, tránh những nơi nhiều tệ nạn hay dân trí thấp để đảm bảo an toàn cho khách. Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ thiết kế thêm biển hiệu rõ ràng, bắt mắt, đặt ở nơi dễ thấy để có thể giúp khách dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm hoặc thuê phòng.
2. Tìm hiểu kỹ khách hàng mục tiêu trước khi thiết kế homestay
Sau khi lựa chọn được vị trí phù hợp, trước khi lựa chọn ý tưởng hay phong cách thiết kế, bạn cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ tệp khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới về độ tuổi, sở thích, nhu cầu thị hiếu. Đó là các bạn trẻ với đam mê khám phá, trải nghiệm, hay đó là những người yêu thích sự nhẹ nhàng, thư giãn,… Việc phân nhóm khách hàng như vậy vẽ giúp cho việc thiết kế homestay của bạn được thuận lợi hơn khi đưa ra được những ý tưởng, mô hình rõ ràng, phù hợp với khách hàng của mình. Từ đó có thể đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với các kiến trúc sư.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên tự quá bó hẹp thị trường kinh doanh của mình, hãy nhắm tới nhiều nhóm khách hàng khác nhau, đa dạng hóa tệp khách hàng của mình. Từ đó giúp homestay của bạn được nhiều người biết đến và việc kinh doanh của bạn cũng thuận lợi hơn.
3. Tiêu chuẩn trong kiến trúc thiết kế homestay
Thứ nhất, đảm bảo sự an toàn
Khi xây dựng homestay, bạn có thể xây mới hoặc cải tạo lại từ chính ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, chúng đều phải ở trong tình trạng tốt, đảm bảo yếu tố an toàn cho khách và phù hợp với điều kiện địa hình xây dựng.
Thứ hai, phản ánh văn hóa đặc trưng của vùng miền
Mục đích của việc kinh doanh homestay là phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách với giá cả phải chăng, đồng thời đem đến những trải nghiệm thú vị, mới mẻ cho khách hàng. Chính vì thế, ở mỗi vùng miền khác nhau thì thiết kế homestay cũng sẽ mang những màu sắc, nét văn hóa, đặc trưng khác nhau.
Mỗi kiểu homestay sẽ có những phong cách thiết kế riêng và được sử dụng với những chất liệu khác nhau. Bạn có thể sử dụng những vật liệu quen thuộc, đặc trưng của địa phương đó, việc này vừa giúp tiết kiệm được kha khá chi phí và công sức vận chuyển, vừa phản ánh được nét văn hóa, kiến trúc của địa phương đó. Tuy nhiên vẫn cần phải đảm bảo được sự tiện nghi, thuận tiện và an toàn trong việc sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tạo nên những nét riêng biệt, đột phá mà chỉ có homestay của bạn. Đó có thể là khác biệt về phong cách thiết kế, về cách décor, trang trí hay cũng có thể là ở các dịch vụ đi kèm, các tiện nghi, ưu đãi đối với khách hàng.
>>> Bạn có thể tham khảo thêm một số xu hướng và ý tưởng thiết kế homestay TẠI ĐÂY.
Thứ ba, tạo được không gian mở, thông thoáng
Khách hàng lựa chọn homestay chính bởi sự tự do, thoải mái, bởi không gian sáng tạo, đa dạng phong cách, bởi homestay đem đến cho họ cảm giác bình yên, thư giãn, tránh xa những bộn bề, lo toan ngoài kia. Chính vì thế, bạn cần phải tạo được sự thông thoáng, sự “mở” cho không gian homestay, giúp khách hàng thoải mái tận hưởng kì nghỉ dưỡng của mình.
Thứ tư, tạo sự thuận tiện, thoải mái cho khách hàng
Thiết kế homestay của bạn không chỉ cần đẹp, bắt mắt, ấn tượng mà còn cần phải đáp ứng được những nhu cầu về sinh hoạt, tiện nghi, tiện ích hàng ngày. Việc này sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy thoải mái, tự nhiên như chính ngôi nhà của mình, không bị khó chịu vì những bất tiện khi đi du lịch.
Ví dụ, cần có ít nhất 1 nhà tắm và nhà vệ sinh cho khách, có thể thiết kế chung hoặc tách riêng từng khu vực. Bên cạnh đó, phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung cũng nên được thiết kế rộng rãi, hợp lý, có đầy đủ các đồ dùng, trang thiết bị cần thiết cho việc sinh hoạt hằng ngày. Phòng ăn cũng nên được thiết kế nhỏ gọn, sáng sủa, sạch sẽ và an toàn.
Ngoài ra, khi thiết kế homestay, bạn cũng cần đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn khác như phòng cháy, chữa cháy, tiếng ồn, hay sự riêng tư của khách.
4. Lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công homestay
Bên cạnh những tiêu chí trên, việc lựa chọn một đơn vị thiết kế và thi công homestay chuyên nghiệp, chất lượng, tay nghề cao cũng vô cùng quan trọng. Và nếu bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn đơn vị nào, hãy thử đến với KenDesign chúng tôi.
Với đội ngũ kiến trúc sư giàu sáng tạo, đội ngũ thi công tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm với hàng trăm công trình trên khắp cả nước, KenDesign tự hào là một trong những đơn vị chuyên thiết kế và thi công homestay, khách sạn, nhà hàng, quán café,… hàng đầu trên thị trường hiện nay. Chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho bạn những ý tưởng, những công trình đẹp nhất, độc lạ và hút khách nhất. Rất mong có cơ hội được hợp tác và làm việc cùng bạn!
Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp tới hotline: 0987.413.998 để nhận được tư vấn miễn phí cũng như giải đáp những vấn đề một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.