Trong thị trường của ngành du lịch và bất động sản, khái niệm "Boutique Hotel" đang ngày càng trở nên phổ biến và thu hút sự chú ý của những người tìm kiếm trải nghiệm độc đáo và đẳng cấp trong chuyến du lịch của mình. Nhưng Boutique Hotel là gì và những đặc trưng nào làm nên một khách sạn Boutique đẹp? Hãy cùng KenDesign tìm hiểu về loại hình khách sạn này trong bài viết dưới đây.
1. Boutique Hotel là gì?
Khách sạn boutique là một loại khách sạn nhỏ và thường tạo sức hút nhờ lối thiết kế khác biệt. Về quy mô, loại hình khách sạn này có không ít hơn 10 phòng và cũng không nhiều hơn 100 phòng.
Khác với các khách sạn lớn và chuỗi khách sạn, khách sạn boutique tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm độc đáo và cá nhân hơn cho khách hàng. Chúng thường được thiết kế theo phong cách độc đáo và có quy mô nhỏ hơn, tạo ra một không gian ấm cúng, sang trọng và đặc biệt. Bên cạnh đó, các dịch vụ và tiện nghi trong khách sạn boutique thường được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu riêng của từng khách hàng.
2. Các đặc điểm nhận biết Boutique Hotel
2.1. Diện tích không quá lớn
Diện tích của một khách sạn boutique có thể khá đa dạng và không có quy định chung. Khách sạn boutique có quy mô nhỏ hơn so với các khách sạn truyền thống, thông thường sẽ nằm trong khoảng từ 10 đến tối đa 100 phòng.
Diện tích của một khách sạn boutique có thể dao động từ vài chục mét vuông cho đến vài trăm mét vuông, tùy thuộc vào quy mô và thiết kế của khách sạn cũng như các tiện nghi và dịch vụ mà nó cung cấp. Tiêu chuẩn thiết kế này nhằm mang đến cảm giác ấm áp, gần gũi cho khách hàng. Mặc dù có diện tích không quá lớn nhưng vẫn sẽ đảm bảo được sự riêng tư cần thiết cho khách hàng.
2.2. Phong cách thiết kế, trang trí
Lối thiết kế và decor là một trong điểm cộng của các Boutique Hotel so với các khách sạn thông thường. Không chỉ đảm bảo tính thẩm mĩ, tiện nghi mà phong cách thiết kế ở đây còn phải có được nét độc đáo riêng để lưu lại những ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Vì thế, hầu hết các Boutique hotel đều toát lên vẻ sang trọng, là sự kết hợp giữa cổ điển và thanh lịch, hiện đại.
2.3. Trải nghiệm tại khách sạn
Việc tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng luôn là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của bất kỳ khách sạn nào.
Thuật ngữ "trải nghiệm" ám chỉ mọi yếu tố liên quan đến thiết kế nội thất, môi trường, dịch vụ, và đội ngũ nhân viên của khách sạn,... tạo cho khách hàng một cảm giác đặc biệt khi họ lựa chọn nghỉ dưỡng tại đây. Một khách sạn chất lượng phải đảm bảo tạo cho khách hàng cảm giác gần gũi và thoải mái, giống như khi họ đang ở nhà, chứ không chỉ đơn thuần là đang thuê một phòng nghỉ.
2.4. Tính cá nhân hóa
Dịch vụ tại Boutique hotel thường được đánh giá cao vì tính chuyên nghiệp và khả năng tạo sự kết nối giữa khách hàng và nhân viên. Hầu hết nhân viên tại khách sạn này đều rất tỉ mỉ và chu đáo trong việc đón tiếp khách hàng.
Họ ghi nhớ tên và thói quen của khách, và cố gắng dự đoán nhu cầu cũng như tạo ra một môi trường trò chuyện vui vẻ với du khách. Nhờ vào dịch vụ này, khách hàng có thể cảm thấy bản thân như là những "thượng đế" chính hiệu.
3. Ưu và nhược điểm của khách sạn Boutique
3.1. Ưu điểm
Tệp khách hàng không bị giới hạn
Boutique hotel có giá cho thuê khá hấp dẫn, phù hợp với đa dạng đối tượng khách hàng và thường dao động từ khoảng 300.000 - 600.000 đồng/đêm.
Với chất lượng đẳng cấp và mức giá phải chăng, đây là lựa chọn nghỉ dưỡng được nhiều khách hàng yêu thích. Ngoài ra, với phong cách thiết kế hiện đại và dịch vụ chất lượng, Boutique hotel cũng thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước.
Thời gian thu hồi vốn nhanh
Thời gian để thu hồi vốn là một vấn đề quan trọng mà mọi nhà đầu tư đều quan tâm. Tuy nhiên, khi đầu tư vào Boutique hotel, việc thu hồi vốn không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Theo tính toán của các chuyên gia trong ngành, lợi nhuận từ đầu tư vào loại hình bất động sản này thường rất cao, ít nhất là 10% mỗi năm.
Với mức lợi nhuận hấp dẫn và sức hút của Boutique hotel trong ngành bất động sản, sự quan tâm đến loại hình này đã tăng mạnh trong vài năm qua. Những con số và tính toán từ các chuyên gia cho thấy rằng đầu tư vào Boutique hotel có tiềm năng lớn để thu hồi vốn và đạt được lợi nhuận ổn định.
Mức độ rủi ro thấp
Boutique hotel là một mô hình được các chuyên gia đánh giá có khả năng rủi ro thấp do vốn đầu tư không quá lớn, trong khi lợi nhuận thu về lại rất cao. Ngoài ra, đây cũng là một hình thức đầu tư ngắn hạn với lợi nhuận kéo dài, các rủi ro gần như ở mức tối thiểu.
Điều đặc biệt, các khu Boutique hotel thường được xây dựng trong các quần thể nghỉ dưỡng lớn, sầm uất và đang phát triển, đảm bảo luôn có một lượng khách du lịch đông đúc. Việc khan hiếm phòng và nhu cầu ngày càng tăng của du khách tạo ra một lĩnh vực đầy tiềm năng cho nhà đầu tư.
Thời gian đầu tư ngắn
Boutique hotel là một xu hướng nổi bật trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng. Với mô hình này, các nhà đầu tư có thể đầu tư vốn và thu lại lợi nhuận nhanh chóng hơn, nhờ thời gian đầu tư vào việc chỉnh sửa và thiết kế nội thất theo phong cách của chính họ được rút ngắn.
Với các ưu điểm tuyệt vời như vậy, Boutique hotel trở thành một hình thức hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản. Vì vậy, không có lý do gì để các nhà đầu tư thông thái bỏ qua một cơ hội kinh doanh tiềm năng như vậy.
3.2. Nhược điểm
Quá tải trong mùa du lịch “cao điểm”
Một trong những nhược điểm của khách sạn Boutique là quy mô nhỏ hơn so với các khách sạn truyền thống. Điều này có thể hạn chế số lượng phòng và dịch vụ mà khách sạn có thể cung cấp. Điều này đồng nghĩa với việc có ít lựa chọn cho khách hàng và không đủ sự linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thiếu sự đồng nhất
Mỗi khách sạn Boutique thường mang phong cách và cá nhân hóa riêng, điều này có thể tạo ra sự thiếu đồng nhất giữa các khách sạn cùng thương hiệu. Điều này có thể gây khó khăn trong việc xây dựng một danh tiếng thương hiệu đồng nhất và gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Mặc dù có nhược điểm, khách sạn Boutique vẫn có sức hấp dẫn riêng. Việc xác định và giải quyết các nhược điểm này là quan trọng để đảm bảo sự thành công của khách sạn Boutique.
4. Một số khách sạn Boutique nổi tiếng Việt Nam
4.1. La Siesta Premium Hàng Bè
La Siesta Premium Hàng Bè mang trong mình âm hưởng của phong cách Đông Dương, là sự kết hợp ấn tượng giữa tinh hoa kiến trúc đương đại & bản sắc văn hoá Việt Nam. Mỗi căn phòng tại nơi đây mang trong mình những nét chấm phá độc đáo và đầy tinh tế đậm chất Boutique Hotel.
4.2. Grand Sunrise Boutique Hotel Đà Nẵng
Grand Sunrise Boutique Hotel sử dụng phong cách thiết kế nội thất mang tinh thần mới mẻ, hiện đại. Tất cả phòng nghỉ của Grand Sunrise Boutique Hotel đều là một “tiểu thiên đường” của những mảng màu sắc, dấu ấn hiện đại, và chốn nghỉ dưỡng đúng nghĩa.
Sự kết hợp hài hoà giữa 2 mảng màu sắc trung tính là trắng và nâu, đan xen là màu xám tro, tạo nên một không gian vừa thanh lịch, nhã nhặn nhưng không kém phần gần gũi.
4.3. Hoianan Boutique Hotel Hội An
Hoianan Boutique Hotel lựa chọn mô hình khách sạn Boutique để hoạt động, phục vụ khách du lịch. Do dó, khách sạn 4 sao này đã lựa chọn việc đưa những nét đẹp trong văn hoá truyền thống của Việt Nam vào trong thiết kế. Việc lựa chọn lối kiến trúc này cũng khiến cho Hoianan Boutique Hotel trở nên gần gũi, phù hợp với sự cổ kính trong toàn khu phố.
4.4. Mia Saigon - Boutique Hotel
Mia Saigon là khách sạn Boutique 5 sao đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh. Khách sạn lấy cảm hứng từ kiến trúc thời đại Đông Dương trong những năm 1930, tạo nên một không gian nghệ thuật độc đáo.
Bên cạnh các dịch vụ tiện ích lưu trú và ẩm thực chất lượng, Mia Saigon cũng là một điểm đến lý tưởng để thư giãn và khám phá nhiều nguồn cảm hứng, chính xác như tiêu chí của một Boutique Hotel.
Trong bài viết này, KenKasa đã chia sẻ những kiến thức mới về ngành khách sạn - Boutique Hotel cho bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang đến ý tưởng kinh doanh hay ho cho các chủ đầu tư. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật nguồn thông tin hữu ích nhé!