Tính lương cho nhân viên luôn là vấn đề khó đối với nhiều chủ đầu tư kinh doanh doanh F&B bởi nó ảnh hưởng cũng như chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như pháp luật, năng suất làm việc, doanh thu kinh doanh, tính chất công việc. Vậy nên tham khảo cách tính lương nhân viên cùng với các nguyên tắc tính lương dưới đây sẽ giúp chủ đầu tư quản lý hiệu quả hơn rất nhiều.
Cách tính lương nhân viên – Những nguyên tắc cơ bản
Nguyên tắc cơ bản của cách tính lương nhân viên trong doanh nghiệp đó là phân cấp bậc lương cho từng vị trí. Trước khi tìm hiểu về nguyên tắc tính lương trong doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ một số khái niệm sau:
- Tiền lương cấp bậc là cách tính lương nhân viên áp dụng cho công nhân căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của công nhân.
- Hệ số tiền lương cấp bậc theo những quy định của Nhà nước là căn cứ để doanh nghiệp dựa vào đó để trả lương cho người lao động theo chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định.
- Mức lương là lượng tiền trả cho người lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng...) phù hợp với các cấp bậc trong thang lương. Thông thường, Nhà nước chỉ quy định mức lương bậc I hoặc mức lương tối thiểu với hệ số lương của cấp bậc tương ứng.
- Thang lương là quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các vị trí giống hoặc khác nhau theo trình tự và cấp bậc. Mỗi bậc trong thang lương đều có hệ số cấp bậc và tỷ lệ tiền lương khác nhau so với tiền lương tối thiểu.
- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải biết gì về mặt kỹ thuật và phải làm được gì về mặt thực hành.
Giữa các khái niệm trên có mối quan hệ chặt chẽ. Nhân viên hoàn thành tốt mức nào thì sẽ được xếp vào cấp bậc lương tương ứng mức đó. Tất nhiên quyết định này chỉ được đưa ra sau khi hoàn thành quá trình đánh giá kỹ lưỡng, khoa học.
Quy chế tiền lương và cách tính lương nhân viên
Quy chế tiền lương được căn cứ và phạm vi của quy chế tiền lương
- Căn cứ Bộ luật lao động số 10/2012/QH13
- Căn cứ Luật làm việc - Luật số 38/2013/QH13
- Căn cứ Nghị định Số 153/2016/NĐ-CP - Căn cứ Luật Doanh nghiệp - Luật số 68/2014/QH13
- Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty
- Những nội dung quy định trong quy chế này có hiệu lực kể từ ngày được Sở Lao động - Thương binh xã hội TP Hà Nội phê duyệt.
Nội dung quy chế tiền lương trong doanh nghiệp
Quy chế cách tính lương nhân viên trong doanh nghiệp là do từng doanh nghiệp quy định, vì vậy người quản lý cần cân nhắc các nguồn lực bên trong doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp tài chính đúng đắn. Các thành phần thường có trong quy chế tiền lương của doanh nghiệp bao gồm:
* Quy định chung về các khoản lương
- Lương chính: được quy định theo Nghị định số 153/2016 NĐ-CP, là mức lương được trả cho nhân viên làm việc hành chính trong điều kiện bình thường.
- Lương đóng BHXH: được quy định tại thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
- Lương thử việc: 85% mức lương của công việc (mức này quy định tùy doanh nghiệp).
- Lương khoán: lương dành cho các cá nhân làm công việc có tính chất thời vụ.
- Cách tính lương nhân viên : trả lương theo ngày công chuẩn làm việc của tháng.
- Lương thời gian: áp dụng cho toàn thể nhân viên và lãnh đạo của công ty.
- Phụ cấp và trợ cấp:
+ Phụ cấp:
- Các chức danh: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng kinh doanh được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Ví dụ: Mức hưởng phụ cấp của Giám đốc là 3 triệu đồng, của Phó giám đốc là 2 triệu đồng,…
- Toàn bộ nhân viên chính thức kí Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên: mức hưởng phụ cấp tùy thuộc vào từng chức danh và được ghi cụ thể trong Hợp đồng lao động.
- Những nhân viên ký Hợp đồng lao động dưới 3 tháng: mức phụ cấp được thỏa thuận và ghi rõ trong Hợp đồng.
+ Trợ cấp:
- Mức hưởng trợ cấp được thể hiện chi tiết trong Hợp đồng lao động. Đây là việc mà nhân viên với các cấp quản lý khi thương thảo hợp đồng tự đàm phán và quy định rõ với nhau rồi mới ký.
Cách tính lương nhân viên và trả lương
- Lương tháng = Lương + Phụ cấp (nếu có) / ngày công chuẩn của tháng x Số ngày làm việc thực tế
– Lương tuần = (mức lương tháng *12) / 52.
– Lương ngày = Mức lương tháng / số ngày làm việc trong tháng theo quy định (24 hoặc 26).
– Lương giờ = Mức lương ngày / Số giờ làm việc theo quy định.
Cách tính lương nhân viên theo thời gian có thưởng
– Lương trả theo thời gian có thưởng = Trả lương theo thời gian giản đơn + Các khoản tiền thưởng.
– Lương làm thêm giờ = Tiền lương thực trả x 150% (hoặc 200% hoặc 300% tùy chính sách tại nhà hàng, khách sạn) x Số giờ làm thêm.
– Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương thực trả x 130% x Số giờ làm việc vào ban đêm
– Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương làm việc vào ban đêm x 150% hoặc 200% hoặc 300%
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào,hãy liên hệ với đơn vị thiết kế thi công chuyên nghiệp Ken Design để được tư vấn trực tiếp. Với kinh nghiệm thiết kế thi công nhà hàng được tích lũy qua nhiều công trình, chúng tôi đảm bảo cho bạn có được một không gian ưng ý nhất.