Việc đầu tư mở nhà hàng pizza với niềm đam mê là chưa đủ mà còn đòi hỏi bạn thực sự nghiêm túc để lập một kế hoạch tài chính cụ thể và rõ ràng để phòng tránh những rủi ro. Một nhà hàng thành công không chỉ dừng lại ở món ăn ngon mà còn phụ thuộc vào thiết kế, vận hành, và chiến lược kinh doanh hiệu quả. Chính vì thế đây chính là phải viết phân tích chi tiết nhất cho từng hạng mục chi phí đầu tư nhà hàng pizza, giúp bạn chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho kế hoạch của mình.
Chi phí đăng ký kinh doanh
Đăng ký giấy phép kinh doanh là giấy tờ của không chỉ nhà hàng pizza mà bất kỳ nhà hàng nào cũng bắt buộc phải có để đảm bảo nhà hàng hoạt động hợp pháp. Hạng mục này bao gồm một số loại chi phí chủ yếu sau đây:
Lệ phí đăng ký kinh doanh: Tùy thuộc vào địa phương, chi phí dao động từ 500.000 - 1.000.000 VNĐ. Đây là chi phí bắt buộc để có giấy phép kinh doanh, đặc biệt nếu bạn đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chi phí giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm: Đối với ngành thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố bắt buộc. Chi phí cho việc này dao động từ 3.000.000 - 5.000.000 VNĐ, bao gồm phí kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.
Phí dịch vụ và công chứng: Nếu bạn không tự thực hiện các thủ tục mà sử dụng dịch vụ của bên thứ ba, chi phí này có thể thêm từ 2.000.000 - 4.000.000 VNĐ.
Bên cạnh đó, vẫn có những khoản mục chi phí giấy tờ khác tùy thuộc vào yêu cầu của nhà hàng. Chi phí tổng cộng cho hạng mục này rơi vào khoảng 6.000.000 - 10.000.000 VNĐ. Đây là khoản đầu tư nhỏ nhưng không thể thiếu để nhà hàng đi vào hoạt động một cách hợp pháp và ổn định.
Chi phí thuê mặt bằng
Mặt bằng luôn là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của nhà hàng pizza. Một vị trí đẹp có thể giúp bạn thu hút nhiều khách hàng hơn, tuy nhiên cũng cần xác định rõ khách hàng mục tiêu để tìm những mặt bằng phù hợp. Chi phí thuê thường chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách đầu tư.
Vị trí mặt bằng: Nếu bạn chọn khu vực trung tâm thành phố hoặc nơi có lượng khách đông đúc, giá thuê có thể dao động từ 30.000.000 - 100.000.000 VNĐ/tháng cho diện tích khoảng 100m². Ở các vùng ven hoặc tỉnh lẻ, giá thuê rẻ hơn, chỉ từ 10.000.000 - 30.000.000 VNĐ/tháng.
Tiền đặt cọc: Chủ nhà thường yêu cầu đặt cọc từ 3 - 6 tháng tiền thuê. Ví dụ, nếu giá thuê là 50.000.000 VNĐ/tháng, tiền đặt cọc sẽ dao động từ 150.000.000 - 300.000.000 VNĐ.
Tổng chi phí thuê mặt bằng ban đầu có thể dao động từ 110.000.000 - 400.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào vị trí và quy mô của nhà hàng.
Chi phí thiết kế
Hiện nay, để có thể cạnh tranh trong thị trường F&B thì đầu tư vào thiết kế không gian nhà hàng pizza là chìa khóa quan trọng giúp tạo dấu ấn với khách hàng. Một không gian đẹp, sáng tạo và thân thiện sẽ nâng cao trải nghiệm của thực khách.
Chi phí thuê đội ngũ thiết kế: Các công ty thiết kế chuyên nghiệp thường tính phí từ 200.000 - 500.000 VNĐ/m². Với diện tích 100m², tổng chi phí thiết kế có thể từ 20.000.000 - 50.000.000 VNĐ.
Chi phí thiết kế mặt tiền: Đây là chi phí xứng đáng để đầu tư, bởi mặt tiền sẽ giúp nhà hàng pizza của bạn trở nên thu hút hơn trong mắt khách hàng. Thông thường chi phí này sẽ rơi vào khoảng từ 7.000.000-10.000.000 VNĐ.
Tối ưu hóa bản vẽ: Tùy thuộc vào từng công ty sẽ có những yêu cầu riêng cho khoản mục này, họ có thể yêu cầu bạn trả thêm chi phí nếu bạn muốn điều chỉnh bản thiết kế chi tiết hơn theo yêu cầu đặc thù, chi phí chỉnh sửa thường rơi vào khoảng 5.000.000 - 10.000.000 VNĐ.
Chi phí đầu tư vào thiết kế có thể dao động từ 20.000.000 - 70.000.000 VNĐ, nhưng đây là khoản đầu tư cần thiết để giúp nhà hàng của bạn nổi bật hơn trong vô số những nhà hàng pizza ngoài kia và đặc biệt là trong mắt khách hàng.
Chi phí thi công
Có thiết kế thì chắc chắn không thể thiết thi công, bởi đây là bước thực hóa ý tưởng từ bản thiết kế thành không gian thực tế. Lựa chọn được đội ngũ thi công uy tín và có tay nghề thì sẽ đảm bảo được không gian nhà hàng pizza của bạn hoàn hảo đúng như trong bản thiết kế. Mật bí cho bạn, nếu khó khăn trong việc lựa chọn đội ngũ thi công, thì hãy tìm công ty có thể đảm nhiệm được cả thiết kế và thi công. Điều này sẽ tránh được những rủi ro không đáng có và giảm thiểu chi phí đầu tư nhà hàng pizza có thể phát sinh.
Chi phí xây dựng và cải tạo: Tùy vào chất lượng mặt bằng mà bạn thuê, thì tổng chi phí thi công dao động từ 200.000.000 - 500.000.000 VNĐ hoặc thậm chí có thể lớn hơn.
Nội thất và trang trí: Bàn ghế, đèn chiếu sáng, cây xanh, tranh treo tường… là những yếu tố không thể thiếu. Chi phí cho nội thất thường nằm trong khoảng 50.000.000 - 150.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào phong cách và chất liệu sử dụng.
Hệ thống điện nước: Bao gồm lắp đặt đèn, ổ cắm, máy lạnh và các thiết bị điện tử khác. Chi phí này thường từ 20.000.000 - 50.000.000 VNĐ.
Tổng chi phí thi công có thể dao động từ 270.000.000 - 700.000.000 VNĐ, đây là khoản đầu tư chiếm phần trăm lớn trong tổng chi phí đầu tư nhà hàng pizza, nhưng không thể thiếu khi kinh doanh nhà hàng.
Bạn có thể tự dự toán chi tiết cho nhà hàng của mình TẠI ĐÂY
Chi phí trang thiết bị máy móc
Nhà hàng pizza cần nhiều thiết bị chuyên dụng để đảm bảo chất lượng món ăn và hiệu quả vận hành.
Lò nướng pizza: Đây là thiết bị quan trọng nhất, có giá từ 30.000.000 - 150.000.000 VNĐ tùy loại (lò gạch truyền thống, lò điện hoặc lò gas).
Máy trộn bột: Chi phí dao động từ 10.000.000 - 30.000.000 VNĐ.
Tủ đông, tủ mát: Để bảo quản nguyên liệu, bạn cần đầu tư từ 15.000.000 - 50.000.000 VNĐ.
Các dụng cụ khác: Bao gồm dao, khay nướng, chảo, và các dụng cụ làm bếp, chi phí từ 10.000.000 - 20.000.000 VNĐ.
Tổng chi phí trang thiết bị máy móc có thể lên đến 100.000.000 - 300.000.000 VNĐ.
Chi phí nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố quyết định chất lượng món ăn, đặc biệt với pizza.
Nguyên liệu chính: Bột làm đế pizza có giá từ 200.000 - 500.000 VNĐ/kg, tùy thuộc vào chất lượng và nguồn gốc.
Nguyên liệu phủ (toppings): Các loại phô mai, thịt nguội, hải sản, rau củ… có chi phí trung bình từ 3.000.000 - 8.000.000 VNĐ/ngày.
Gia vị, nước sốt: Các loại gia vị và sốt đặc trưng như sốt cà chua Ý, sốt kem, thường tốn từ 5.000.000 - 10.000.000 VNĐ/tháng.
Dự kiến chi phí nguyên vật liệu ban đầu sẽ từ 20.000.000 - 50.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào quy mô và lượng khách dự kiến.
Chi phí thuê nhân viên
Nhân viên là nguồn lực chính vận hành nhà hàng. Chi phí bao gồm:
Đầu bếp chính: Lương từ 10.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng/người, tùy vào tay nghề và kinh nghiệm.
Phụ bếp: Lương cơ bản khoảng 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ/tháng/người.
Nhân viên phục vụ: Tùy theo số lượng nhân sự cần, lương mỗi người từ 5.000.000 - 8.000.000 VNĐ/tháng.
Quản lý nhà hàng: Mức lương cho vị trí này từ 15.000.000 - 30.000.000 VNĐ/tháng.
Ngoài ra còn một số vị trí khác như thu ngân, bảo vệ,... Tổng chi phí thuê nhân sự mỗi tháng có thể dao động từ 50.000.000 - 100.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào quy mô.
Chi phí marketing
Để nhà hàng pizza nhanh chóng được biết đến có thể bạn sẽ dành ra một khoản chi phí đầu tư nhà hàng pizza để thực hiện chiến lược marketing hiệu quả:
Quảng cáo trực tuyến: Chạy quảng cáo trên Facebook, Google hoặc Instagram, chi phí trung bình từ 5.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng.
Tạo website và thương hiệu: Chi phí xây dựng website chuyên nghiệp từ 10.000.000 - 20.000.000 VNĐ.
Chương trình khuyến mãi: Các hoạt động như tặng voucher, giảm giá khai trương có thể tốn từ 5.000.000 - 10.000.000 VNĐ.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều hình thức marketing khác. Tổng chi phí marketing ban đầu từ 20.000.000 - 50.000.000 VNĐ.
Chi phí quản lý
Cuối cùng, bạn cần đặt ra một khoản dự trù trong chi phí đầu tư nhà hàng pizza để quản lý và vận hành nhà hàng, bao gồm:
Chi phí phần mềm quản lý: Phần mềm POS giúp quản lý doanh thu, đơn hàng có giá từ 5.000.000 - 10.000.000 VNĐ/năm.
Chi phí phát sinh: Các khoản chi ngoài dự kiến như sửa chữa thiết bị, phí điện nước, thường dao động từ 10.000.000 - 30.000.000 VNĐ/tháng.
Chi phí quản lý dự kiến ban đầu từ 15.000.000 - 40.000.000 VNĐ.
Như vậy, tổng chi phí đầu tư nhà hàng pizza ban đầu dao động từ 500.000.000 - 2.500.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào quy mô và mức độ đầu tư mà có sự chênh lệch khác nhau. Với số liệu của bài viết, bạn có thể tham khảo để có thể lập kế hoạch tài chính chi tiết cho từng hạng mục sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận khi kinh doanh. Hãy cân nhắc kỹ và lựa chọn các phương án phù hợp với ngân sách của bạn!