Bạn đang có ý định mở nhà hàng kinh doanh hải sản? Vậy chắc hẳn bạn cũng biết ngoài yếu tố chất lượng đồ ăn thì thiết kế của nhà hàng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc gây ấn tượng với khách hàng. Từ đó giữ chân khách hàng và khiến khách hàng quay trở lại. Bài viết dưới đây của KenDesign sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về thiết kế nhà hàng hải sản “chuẩn không cần chỉnh”.
1. Ý tưởng, phong cách thiết kế nhà hàng hải sản
Hải sản là một trong những món ăn có giá thành khá cao, đặc biệt với nhà hàng kinh doanh hải sản thì thường là đồ tươi sống và chế biến trực tiếp theo yêu cầu, lựa chọn của khách hàng. Khách hàng đến với nhà hàng hải sản không chỉ có yêu cầu về chất lượng đồ ăn mà còn cả về chất lượng không gian. Chính vì thế, việc lựa chọn phong cách thiết kế nhà hàng hải sản là một trong những vấn đề đầu tiên mà các chủ đầu tư lo lắng, quan tâm.
Chủ đầu tư cần phải xem xét và nghiên cứu kỹ thị trường kinh doanh để có thể sáng tạo cho mình một ý tưởng, phong cách thiết kế đặc sắc, độc đáo. Bạn có thể học tập, tham khảo, cách tân từ một số mẫu thiết kế nhà hàng hải sản nổi bật trên thị trường.
Ví dụ như, thiết kế nhà hàng theo phong cách hiện đại, tối giản, sang trọng. Với lối thiết kế đơn giản, gọn gàng, phong cách này đảm bảo sẽ không bao giờ bị lỗi thời bởi xu hướng phát triển của cuộc sống là hướng đến sự hiện đại, cao cấp.
Hay thiết kế nhà hàng hải sản ven biển cũng sẽ là một ý tưởng không tồi. Bạn có thể tận dụng không gian gần gũi với thiên nhiên, “biển xanh, mây trắng, nắng vàng”, sẽ giúp bạn thu hút khá nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Hay còn một số phong cách thiết kế khác như phong cách Nhật Bản tối giản, đề cao yếu tố thiên nhiên. Kinh doanh đồ biển sân vườn cũng sẽ giúp cho nhà hàng của bạn thêm phần mới lạ, đặc sắc. Hay mô hình nhà hàng hải sản buffet thu hút mọi đối tượng khách hàng.
>>> Xem thêm: Thiết kế nhà hàng hải sản Sea Food tại Đà Nẵng
2. Phân chia khu vực trong thiết kế nhà hàng hải sản khoa học
Một thiết kế nhà hàng hải sản chuẩn sẽ phải bao gồm những khu vực sau: khu ăn uống, khu vực bếp, chế biến sản phẩm và khu vực quầy bar, quầy thu ngân. Ngoài ra còn có khu vực bể chứa hải sản. Chính vì thế, việc phân chia khu vực nhà hàng một cách rõ ràng, khoa học là điều vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ khiến cho không gian nhà hàng được gọn gàng, sạch sẽ, tạo cảm tình cho khách hàng mà còn thể hiện sự sang trọng, lịch sự, và tính chuyên nghiệp trong phục vụ. Mỗi khu vực đều cần tạo điểm nhấn khác biệt, đảm bảo công năng và thẩm mỹ và phù hợp với xu hướng thiết kế của nhà hàng. Để đạt được điều đó, nhà hàng của bạn cần đảm bảo những yêu cầu sau:
2.1. Khu vực ăn uống của nhà hàng hải sản
Đối với khu vực ăn uống, phục vụ khách hàng trong thiết kế nhà hàng hải sản, bạn nên thiết kế với không gian rộng, thoáng đãng, đủ sức chứa và tạo khoảng cách vừa đủ giữa các chi tiết nội thất. Theo các kiến trúc sư, khoảng cách hợp lý nhất trong mọi thiết kế nhà hàng là từ 1,2 – 1,4m. Con số này sẽ giúp tạo một lối đi thông thoáng, thoải mái cho khách hàng di chuyển, đi lại và thưởng thức đồ ăn mà không gây cảm giác chật hẹp. Đồng thời cũng thuận tiện cho việc phục vụ của nhân viên trong nhà hàng.
Bên cạnh đó, số lượng hệ thống bàn ghế cũng là một điều mà các chủ đầu tư của thiết kế nhà hàng hải sản cần chú ý. Có một quan niệm sai lầm mà rất nhiều chủ đầu tư mắc phải đó là đưa càng nhiều bàn ghế vào càng tốt. Điều này sẽ khiến cho khách hàng cảm giác chật chội, bí bách, không thoải mái khi ăn cũng như di chuyển. Từ đó, sẽ gây mất thiện cảm của khách đối với nhà hàng và nguy cơ mất khách là rất cao.
Vì thế, bạn nên hết sức chú ý, cần thiết kế một không gian ăn rộng rãi, thoáng đãng, với chỗ ngồi, kích thước bàn ghế đạt chuẩn. Việc thiết kế thêm những phòng ăn riêng cho khách là vô cùng cần thiết, vừa giúp khách có không gian riêng, thoải mái thưởng thức đồ ăn, vừa tạo sự tinh tế, chuyên nghiệp trong cách phục vụ.
2.2. Khu vực bếp của nhà hàng hải sản
Khu vực bếp là một trong những khu vực mà bạn cần lưu ý nhất khi thiết kế nhà hàng hải sản. Bởi đây là nơi quyết định chất lượng của món ăn. Thông thường hải sản tươi sống có mùi tanh, khó chịu, nếu chủ đầu tư không chọn vị trí hợp lý, không phân chia khu vực trong bếp một cách khoa học thì trong quá trình sơ chế, chế biến, rất dễ để mùi thoát ra ảnh hưởng đến khách hàng.
Chính vì thế, việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, thiết kế hệ thống ánh sáng, hệ thống thoát khí một cách hợp lý là rất cần thiết đối với khu bếp của nhà hàng. Điều này không những giúp không gian nhà hàng luôn sạch sẽ, giúp quá trình chế biến được đảm bảo mà còn giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất.
Bạn nên phân chia khu bếp thành những khu vực sau để đảm bảo công năng của từng bộ phận và đảm bảo chất lượng phục vụ cũng như chất lượng món ăn, gồm những khu nhu sau: khu sơ chế, khu gia công, khu nấu nướng, khu ra đồ,…
Đối với những khu vực này của thiết kế nhà hàng hải sản thì bạn không cần quá chú trọng vào thẩm mỹ nhưng phải đảm bảo được sự rộng rãi, thông thoáng và sạch sẽ. Việc set up khu vực bếp một cách linh hoạt và nhuần nhuyễn sẽ giúp cho đầu bếp và nhân viên phục vụ di chuyển và làm việc một cách thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó thì các chủ đầu tư cũng phải đảm bảo được yếu tố vệ sinh bởi đây là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng nhà hàng của bạn, tạo nên niềm tin và cảm tình của khách hàng, là yếu tố giữ chân khách hàng khi đến quán.
2.3. Khu vực thu ngân, quầy bar của nhà hàng hải sản
Cuối cùng, ngoài khu vực ăn uống và bếp thì quầy thu ngân, quầy bar cũng là một khu vực mà cách chủ đầu tư nên chú ý trong thiết kế nhà hàng hải sản của mình. Bởi việc đặt vị trí của quầy thu ngân, quầy bar cũng khá liên quan đến phong thủy của quán. Vì thế, chủ đầu tư nên hết sức chú ý và xem xét.
Chúng nên được thiết kế ở một vị trí dễ nhìn, thuận tiện cho nhân viên làm việc và giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc order gọi đồ hay thanh toán. Độ cao trung bình của một quầy bar, quầy thu ngân thường là từ 1 – 1,2m, thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng hay nhân viên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trang trí thêm một vài món đồ décor như chậu hoa, chậu cây cảnh hay đá phong thủy,… để khiến không gian thêm hấp dẫn, độc đáo.
3. Thiết kế nhà hàng hải sản với bể chứa an toàn, độc đáo
Trong thiết kế nhà hàng hải sản, một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nhà hàng của bạn là thiết kế bể chứa hải sản. Đây là một đặc trưng riêng biệt mà chỉ có nhà hàng hải sản mới có.
Để các bể chứa có thể phát huy hết những công năng của nó, việc đầu tiên mà chủ đầu tư cần chú ý là lựa chọn loại bể có kích thước và thiết kế phù hợp với không gian, diện tích của nhà hàng. Thông thường, kính hay thủy tinh thường là những chất liệu quen thuộc được dùng để thiết kế bể chứa. Việc này giúp cho khách hàng có thể dễ dàng quan sát và lựa chọn hải sản, giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất.
Trong thiết kế nhà hàng hải sản, bể chứa thường được đặt ở trung tâm nhà hoặc ở ngay lối đi vào hay những khu vực dễ nhìn thấy nhất. Điều này sẽ tạo được nét đẹp, nét đặc sắc riêng cho nhà hàng của bạn, thu hút được sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng cần xem xét thiết kế sao cho bể chứa có thể gần khu vực bếp để thuận tiện cho việc chế biến và không gây cản trở tới khu vực di chuyển của nhân viên hay không làm ảnh hưởng tới việc thưởng thức đồ ăn của khách hàng.
Bên cạnh đó, việc đảm bảo độ tươi sống và vệ sinh của bể chứa cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Bạn nên chuẩn bị kỹ các thiết bị cần thiết như: bình sủi oxi, máy bơm nước, bộ lọc, hệ thống đèn chiếu,… để đảm bảo bể chứa được phát huy tối đa công năng. Ngoài ra, bạn cùng cần chú ý tới ánh sáng, nồng độ pH của nước để đảm bảo hải sản luôn được tươi sống và khỏe mạnh. Việc vệ sinh, thay nước định kỳ 2 tháng/ lần cũng vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng của hải sản cũng như tính thẩm mỹ của bể.
Trên đây là những điều cần thiết mà các chủ đầu tư cần chú ý trong việc thiết kế nhà hàng hải sản. Còn rất nhiều những lưu ý khác mà KenDesign muốn gửi tới các bạn, hãy theo dõi tiếp phần 2 của bài viết nhé!
>>> Xem thêm: 7 điều giúp bạn thiết kế nhà hàng hải sản "chuẩn không cần chỉnh" - Phần 2