Dự toán các khoản chi phí đầu tư nhà hàng BBQ chủ đầu tư cần lưu ý

16/11/2022

Với khả năng sinh lời nhanh và dễ mở rộng, xu hướng kinh doanh nhà hàng BBQ vẫn luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Để tiến hành kinh doanh nhà hàng, chủ đầu tư cần phải dự toán các khoản chi phí đầu tư nhà hàng BBQ đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả và phù hợp. Dù những nhà đầu tư “lần đầu vào nghề” hay với người đã từng kinh doanh thì việc cân đối chi tiêu luôn cần phải lên kế hoạch kỹ lưỡng. Vậy cần chuẩn bị bao nhiêu vốn, những khoản chi phí đầu tư nhà hàng BBQ cần phải bỏ ra, hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Chi phí đầu tư nhà hàng BBQ

Tại sao nên đầu tư kinh doanh nhà hàng BBQ?

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chủ kinh doanh lại lựa chọn đầu tư nhà hàng BBQ bởi loại hình này sở hữu đối tượng khách hàng rất rộng, trải dài khắp các lứa tuổi khác nhau từ giới trẻ đến người trung tuổi, từ học sinh, sinh viên cho đến nhân viên văn phòng,... Do đó, việc phân vùng lựa chọn đối tượng khách hàng cho mô hình kinh doanh không phải là điều đáng lo ngại. Thêm vào đó, nhu cầu ăn uống, liên hoan của khách hàng ngày càng nhiều, thuận lợi cho việc bắt đầu kinh doanh.

Ẩm thực lẩu nướng BBQ với đặc điểm là nướng trực tiếp đồ ăn trên than hoa mang đến một hương vị ẩm thực tuyệt vời, đồng thời mang lại một cảm giác tuyệt vời cho khách hàng. Hương vị ẩm thực đa dạng, hấp dẫn, tạo nên một bữa ăn tạo sự gắn kết  và ấm cúng. Khách hàng trong lúc đợi chờ đồ ăn chín có thể nói chuyện và chia sẻ với nhau về những điều trong cuộc sống. Đây cũng là lý do, lẩu nướng là một địa chỉ được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn dành cho những cuộc gặp gỡ, hàn huyên bạn bè.

Đầu tư nhà hàng BBQ cần bao nhiêu vốn

Đầu tư nhà hàng BBQ cần bao nhiêu vốn?

Điều quan trọng khi kinh doanh nhà hàng đó là xác định được khoản đầu tư, các khoản chi phí. Số vốn ước tính để mở quán lẩu dựa vào quy mô và cả địa điểm mà có thể sẽ có sự dao động lớn.  Ngoài ra, nếu muốn bạn cũng có thể kết hợp kinh doanh cả món nướng, khi đó chi phí mở quán lẩu nướng cũng tăng lên. Tùy vào mức giá chất lượng món ăn của thực đơn đơn thì chi phí mỗi quán sẽ khác nhau.

Các khoản chi phí đầu tư nhà hàng BBQ

Cần bao nhiêu vốn để có thể kinh doanh hàng BBQ? Điều này phụ thuộc vào từng yếu tố cụ thể, tất cả các khoản chi phí cần phải có bản kế hoạch chi phí tối ưu. Để kinh doanh nhà hàng BBQ trước tiên hãy quan tâm đến những khoản quan trong sau:

1. Chi phí mặt bằng 

Địa điểm, vị trí là một trong những yếu tố lớn nhất quyết định đến sự thành bại của mô hình kinh doanh nhà hàng ăn uống. Một nhà hàng nằm ở vị trí đắc địa sẽ dễ dàng thu hút và được thực khách lựa chọn nhưng chi phí lại khá cao. Dù nhà hàng có đồ ăn ngon, giá cả hợp lý nhưng nếu địa điểm khuất, không có chỗ để xe cho khách,... thì việc kinh doanh cũng trở nên rất khó khăn, vậy nên chọn địa điểm nào để hợp lý và phù hợp với mô hình kinh doanh nhà hàng của bạn? 

Diện tích trung bình của một nhà hàng được tính từ 100m2 – 250m2 bao gồm cả không gian bếp, không gian phục vụ bàn ghế và chỗ để xe cho khách hàng. Tùy theo quy mô hình nhà hàng, số lượng khách phục vụ theo diện tích khác nhau. Chênh lệch giá thuê mặt bằng cũng phụ thuộc vào các yếu tố: tổng diện tích, vị trí có thuận tiện đi lại không… Ví dụ nếu bạn chọn khu vực kinh doanh ở nội thành Hà Nội, giá thuê rất đắt đỏ nhưng đổi lại sẽ dễ dàng thu hút khách hàng. Để quán của bạn có thể phát triển và sinh lời hãy đảm bảo đó là một địa điểm ổn định và thời gian thuê đủ lâu.

Với những mặt bằng diện tích 250m2, giá thuê ở những quận trung tâm như TP.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh sẽ rơi vào khoảng từ 100 đến 150 triệu đồng/ tháng. Còn với những vùng khác thì mức giá thuê mặt bằng sẽ từ 70 – 80 triệu đồng/ tháng. Nếu bạn muốn thuê xa hơn, ở khu vực tỉnh thành nhỏ thì sẽ thấp hơn từ 20 đến 30 triệu đồng/ tháng. 

Mặt bằng của các quán lẩu nướng BBQ thường là tương đối rộng hoặc nhiều tầng tùy thuộc vào quy mô quán để bạn có thể tính toán chính xác chi phí đầu tư nhà hàng BBQ về mặt bằng một cách cần thiết. Tuy nhiên xét theo quy mô kinh doanh thì chi phí mặt bằng không nên quá 20% tổng chi phí đầu tư của bạn.

Chi phí mặt bằng diện tích không gian nhà hàng BBQ

2. Chi phí mua sắm nội thất, trang thiết bị

Sau khi thuê được mặt bằng, bạn sẽ cần tiến hành sửa chữa, thiết kế không gian quán cho phù hợp với định hướng kinh doanh của mình. Chi phí thiết kế nội thất, trang thiết bị như bàn ghế, thiết bị phục vụ, dụng cụ ăn uống, thiết bị bán hàng và phần mềm quản lý quán lẩu nướng,…

Chi phí trang bị hệ thống nướng không khói phổ biến hiện nay được các quán lẩu nướng sử dụng 2 loại hệ thống chính là hút khói từ trên và hút khói từ dưới. Hút khói trên là hệ thống này sử dụng được cho cả hơi nướng và lẩu, hút khói từ dưới. Hệ thống đường ống được lắp đặt dưới nền nhà, trong lòng hoặc chạy nổi sát tường, với khả năng hút mùi tốt và độ bền cao. Dự tính chi phí để trang bị những hệ thống này rơi vào tầm khoảng 100 – 120 triệu đồng đối với mô hình kinh doanh vừa.

Với những quán ăn nhỏ đa phần chủ quán trang trí sẽ ít tốn kém hơn nhưng với những nhà hàng lớn thì thường sẽ cần thiết kế, sơn sửa lại không gian. Các sản phẩm này đa dạng từ những đơn vị bán các loại đèn, đồ vật trang trí, bàn ghế,... có thể thoải mái mua được tại các chợ đầu mối, các trang thương mại điện tử. Chi phí thiết kế và mua sắm nội thất của nhà hàng thường sẽ giao động trong khoảng 5% – 10% tổng chi phí mở nhà hàng. 

3. Chi phí cho khu bếp của nhà hàng

Đối với các nhà hàng kinh doanh ăn uống thì khu bếp là nơi vô cùng quan trọng, chất lượng các món chế biến có được nêm ướp đậm đà đều phụ thuộc vào sự chuẩn bị của khu vực này. Những thiết bị, vật dụng bếp không thể thiếu là khoản chi không thể thiếu trong bảng dự toán chi phí để mở nhà hàng. Bạn cần lên danh sách những vật dụng cần thiết cho bếp và khu vực phục vụ khách hàng để bắt tay vào sắm sửa.

Chú ý chi phí cho việc đầu tư trang thiết bị cũng không nên quá 25% tổng phí đầu tư nhà hàng. Thêm vào đó là các thiết bị như tủ đông, tủ đựng đồ uống, hệ thống máy lạnh, dụng cụ nấu nướng, bày đồ ăn...  Nhìn chung, chi phí cho thiết bị vệ sinh thường có giá thành tương đối cao, tổng chi phí cho khu bếp có thể rơi vào khoảng từ 200-250 triệu đồng. Bạn cũng có thể giảm chi phí xuống bằng việc mua lại những thiết bị đã qua sử dụng trên các hội nhóm thanh lý. 

Chi phí thiết bị và công cụ dụng cụ

4. Chi phí mua nguyên vật liệu thực phẩm

Tùy theo loại hình kinh doanh của nhà hàng để bạn lựa chọn những thiết bị lò nướng, bếp nướng, nồi chiên, máy rửa bát,… sao cho phù hợp. Hãy cẩn trọng nên lựa chọn những sản phẩm có độ bền cao, trong môi trường dầu mỡ dễ hỏng hóc sẽ giúp bạn tiết kiệm được thêm chi phí tránh sửa chữa liên tục nhé. Dựa theo menu mà quán lẩu nướng BBQ phục vụ mà ước tính những nguyên liệu bạn cần và cần bao nhiêu trong một ngày, chi phí trung bình thường trong khoảng 5- 10 triệu đồng/ngày. Theo kinh nghiệm được các chủ nhà hàng kinh doanh lẩu nướng BBQ đúng kết thì giá mua nguyên vật liệu chỉ nên chiếm dưới 35% giá bán của món ăn.

5. Chi phí Nhân sự

Một nhà hàng kinh doanh BBQ cần hệ thống nhân viên bao gồm như bếp chính, bếp phụ, lễ tân, nhân viên bàn, quản lý, thu ngân… Số lượng nhân viên sẽ tùy thuộc vào quy mô đầu tư sao để đáp ứng khả năng phục vụ tốt nhất cho quán. Ngày nay, các nhà hàng mọc lên ngày càng nhiều, dịch vụ được coi là một trong những yếu tố lớn thu hút khách hàng. Hãy lựa chọn cẩn thận nguồn nhân lực phục vụ khi mở nhà hàng không chỉ để vận hành mà còn là xây dựng bộ mặt thương hiệu để lại dấu ấn trong lòng khách hàng. Chi phí nhân sự thường chiếm từ 5-10% tổng chi phí kinh doanh nhà hàng.

Chi phí đầu tư nhà hàng BBQ

6. Chi phí quảng cáo, Marketing

Tận dụng xu hướng hiện nay, các nhà hàng BBQ đang tập trung phủ sóng thương hiệu trên Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội để thu hút khách hàng. Đồng thời việc cập nhật thông tin thì nhà hàng có thể tổ chức các chương trình khuyến mãi, mini game để khách hàng quay lại nhà hàng của bạn.

Để quá trình kinh doanh phát triển lâu dài, bạn cần lên những kế hoạch marketing dài hạn, đi sâu vào việc xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng. Những kế hoạch cần được chuẩn bị về cả kinh nghiệm lẫn tài chính, ước tính khoản chi phí dành cho quảng bá và marketing quán là khoảng 10% tổng chi phí.

7. Chi phí duy trì và dự phòng

Khi kinh doanh nhà hàng nói chung hay kinh doanh BBQ nói riêng, sẽ có rất nhiều các chi phí phát sinh khác và do tác tác động với yếu tố ngoại cảnh hay hoàn cảnh mà nhà hành không phải lúc nào cũng kinh doanh suôn sẻ. Vì vậy cần những khoản chi phí duy trì và dự phòng. Chi phí duy trì bao gồm các loại chi phí khác như tiền điện nước phải trả hàng tháng, tiền duy trì hoạt động quán trong tối thiểu trong 3 tháng, tiền internet và các loại thuế, giấy tờ phí phát sinh…thường chiếm khoảng 15% chi phí đầu tư nhà hàng.

Thời gian đầu hoạt động là không phải lúc nào cũng suôn sẻ và Khoản chi phí dự phòng sẽ được sử dụng khi chưa có lãi. Nếu phát sinh vấn đề thì sẽ khó khăn trong chi tiêu cho nhà hàng, phần chi phí nhỏ khoảng 10% vốn đầu tư nhà hàng.

Xem thêm: Kinh nghiệm bố trí mặt bằng nhà hàng BBQ hiệu quả và đúng tiêu chuẩn

Trên đây là những khoản chi phí đầu tư nhà hàng BBQ cơ bản của một nhà hàng BBQ cơ bản sẽ có những khoản chi kể trên. Tuy nhiên tỷ lệ phân chia đầu tư của nguồn vốn sẽ phụ thuộc vào loại hình và quy mô của nhà hàng mà bạn dự định kinh doanh. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thể xác định những khoản đầu tư cần được ưu tiên, từ đó phân bổ sử dụng nguồn vốn hợp lý.


Bài viết nổi bật

Review Thiết kế Katinat Saigon Kafe - Khác biệt tạo nên thương hiệu trendy

2024th03

Review Thiết kế Katinat S...
Katinat đang là một trong những thương hiệu R&B hot nhất được giới trẻ đón n....
Review Thiết kế Katinat Bình Dương - Tái hiện những đường cong của tự nhiên

2024th03

Review Thiết kế Katinat B...
Chiêm ngưỡng một thiết kế đậm chất nghệ thuật lấy cảm hứng từ những đường cong t....
Khám phá về thiết kế quán cafe Phê La - Phong cách riêng tạo điểm nhấn

2024th03

Khám phá về thiết kế quán...
Phê La ngày càng khẳng định sức ảnh hưởng của mình trên thị trường F&B với h....
Review Thiết kế Phê La Phạm Ngọc Thạch - Diện mạo mới ấn tượng

2024th03

Review Thiết kế Phê La Ph...
Phê La Phạm Ngọc Thạch - một điểm đến quen thuộc, chào đón mọi người với hình ản....
Review Thiết kế Phê La Đà Nẵng - Đậm chất “Nguyên bản”

2024th03

Review Thiết kế Phê La Đà...
Phê La là thương hiệu trà sữa nổi tiếng trong giới trẻ cả nước đã chính thức có....
Ý tưởng thiết kế nội thất quán cafe nhỏ khiến khách hàng mê mệt

2023th09

Ý tưởng thiết kế nội thất...
Hiện nay phong cách thiết kế đơn giản hóa được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn giữ....
Hướng dẫn thiết kế quán cafe nhỏ đẹp giá rẻ hữu ích

2023th08

Hướng dẫn thiết kế quán c...
Chủ đầu tư đang ấp ủ dự định kinh doanh quán cafe nhưng với nguồn tài chính hạn....
6 sai lầm nhất định phải tránh khi thiết kế quán cafe nhỏ

2023th08

6 sai lầm nhất định phải...
Các nhà đầu tư hiện nay vốn rất thông minh nhanh nhạy, thay vì chạy theo xu thế,....
Cách thiết kế quán cafe nhỏ đẹp ấn tượng năm 2024

2023th08

Cách thiết kế quán cafe n...
Xu hướng kinh doanh quán cafe đang phát triển đặc biệt ở những thành phố, tuy nh....
Hướng dẫn thiết kế quán cafe nhỏ đẹp ấn tượng

2023th08

Hướng dẫn thiết kế quán c...
Bạn có từng thắc mắc khách hàng ngày càng có đa dạng sự lựa chọn, nhưng điều gì....
Review Mermon Coffee Royal City - Thiết kế hiện đại đậm chất "minimalism"

2022th11

Review Mermon Coffee Roya...
Mang những đường nét ấn tượng trong phong cách thiết kế, Mermon Coffee Royal Cit....
Kinh nghiệm bố trí mặt bằng nhà hàng BBQ hiệu quả và đúng tiêu chuẩn

2022th11

Kinh nghiệm bố trí mặt bằ...
Bố trí mặt bằng nhà hàng BBQ không chỉ là yếu tố then chốt quyết định đến sự thà....
xem thêm
0987.413.998 Fb Chat Facebook Z Chat Zalo