Bạn biết gì về bản vẽ thiết kế homestay?

27/11/2021

Homestay là một trong những hình thức nghỉ dưỡng trải nghiệm phổ biến hiện nay ở nhiều tỉnh thành cũng như khu du lịch. Chính vì thế, để có được một căn homestay đẹp, ấn tượng, hút khách và đúng ý chủ đầu tư thì yếu tố về bản vẽ thiết kế đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy hãy cùng KenDesign tìm hiểu thêm về những điều xung quanh một bản vẽ thiết kế homestay nhé!

1. Tại sao cần có bản vẽ thiết kế homestay? 

Khi xây dựng bất kỳ công trình nào, khách sạn, nhà hàng, quán café, nhà ở, hay homestay,…. Công đoạn đầu tiên cũng là thiết kế bản vẽ. Vậy tại sao cần có bản vẽ thiết kế? Chúng đem lại những lợi ích gì?

Bản vẽ thiết kế homestay giúp đơn vị thiết kế và thi công xây dựng theo sát được ý tưởng, mong muốn của chủ đầu tư. Ban đầu, các kiến trúc sư sẽ thiết kế bản vẽ sơ bộ. Sau khi thống nhất với chủ đầu tư và hoàn thiện, đội ngũ thi công sẽ thực hiện một cách thuận lợi, nhanh chóng và đầy đủ, chi tiết các hạng mục công trình. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian thi công, tránh được những sai sót xảy ra.

Đồng thời cũng giúp các chủ đầu tư theo dõi sát sao được quá trình xây dựng, tránh được những việc phát sinh ngoài lề và kiểm soát được các khoản thu, chi, ước lượng được số tiền cần dùng và không để tình trạng đội vốn xảy ra.

ban-ve-thiet-ke-homestay

Hơn nữa, bản vẽ thiết kế homestay còn tạo được tính thống nhất, nhất quán, đồng bộ trong phong cách thiết kế. Mỗi kiến trúc sư lại có những phong cách riêng, mỗi chủ đầu tư lại có những ý tưởng riêng và mỗi phong cách thiết kế homestay thì lại mang những đặc trưng riêng. Chính vì thế, việc có một bản thiết kế hoàn chỉnh sẽ giúp bạn không đi chệch hướng trong quá trình xây dựng và tạo nên những dấu ấn riêng cho từng homestay.  

2. Các loại bản vẽ thiết kế homestay cơ bản 

2.1. Bản vẽ cảnh quan homestay 

Bản vẽ cảnh quan là bản vẽ tỷ lệ các khu vực, bố cục các công trình cần xây dựng, các loại vật liệu, các vật trang trí,… tại vị trí mà chủ đầu tư muốn xây dựng homestay. Bản vẽ này sẽ giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về công trình của mình và cũng giúp đơn vị thi công dễ dàng theo dõi và thực hiện hơn.

ban-ve-thiet-ke-homestay

Nguồn: Internet

Các bước triển khai bản vẽ cảnh quan thiết kế homestay:

- Bước 1: Khảo sát, thu thập thông tin về nhu cầu xây dựng, tài chính của chủ đầu tư, về diện tích, địa hình, vị trí, khí hậu,… của mặt bằng xây dựng

- Bước 2: Lên ý tưởng thiết kế sơ bộ, trình bày và điều chỉnh bản vẽ hợp lý

- Bước 3: Triển khai thiết kế bản vẽ

2.2. Bản vẽ thiết kế mặt bằng nội thất homestay 

Bản vẽ mặt bằng nội thất là một trong những bản vẽ thiết kế homestay không thể thiếu. Trong đây sẽ thể hiện một cách chi tiết cách bố trí công năng của từng vị trí trong một công trình. Khi thiết kế bản vẽ này, kiến trúc sư cần trao đổi kỹ với chủ đầu tư và nắm rõ được những thông tin về homestay như: số tầng, số phòng, diện tích, sức chứa,… Từ đó đưa ra được những phương án thiết kế hợp lý nhất, tận dụng tối đa không gian và diện tích homestay, đồng thời đảm bảo được công năng của từng vị trí.

Nguồn: Internet

Một bản vẽ mặt bằng nội thất homestay cơ bản sẽ bao gồm các mục như: phòng ngủ, phòng khách chung, phòng bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh (chung/riêng). Tại mỗi khu vực sẽ được bố trí, sắp xếp hệ thống nội thất như bàn ghế, bếp, giường tủ,… Mọi chi tiết đều được thể hiện bằng những ký hiệu, biểu tượng theo quy chuẩn riêng trong thiết kế.

2.3. Bản vẽ mặt đứng homestay

Bản vẽ thiết kế homestay mặt đứng là bản vẽ thể hiện hình dáng bên ngoài của công trình, biểu thị chiều cao, số tầng, độ cao của cửa, mái hắt,…. Và các yêu cầu thi công xây dựng mặt tường. Thông thường sẽ có 4 bản vẽ mặt đứng, bao gồm: mặt chính (mặt trước), mặt sau và hai mặt bên (nếu 2 bên giống nhau thì chỉ cần vẽ 1 bản)

Nguồn: Internet

2.4. Bản vẽ thiết kế mặt bằng kỹ thuật homestay 

Bản vẽ mặt bằng kỹ thuật homestay sẽ bao gồm bản vẽ mặt bằng kỹ thuật điện và kỹ thuật nước. Việc này đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cực kỳ cao, đặc biệt đối với những công trình lớn, nhiều tầng, nhiều phòng.

Bản vẽ mặt bằng kỹ thuật điện 

Trong bản vẽ thiết kế homestay này, toàn bộ các thiết bị, hệ thống điện sẽ được thể hiện một cách chi tiết và rõ ràng. Từng vị trí lắp đặt, độ cao, các loại thiết bị, hay cả các nguyên lý hoạt động hệ thống của từng tầng, từng phòng của công trình. Bản vẽ này sẽ giúp việc thi công và lắp đặt hệ thống điện diễn ra một cách thuận lợi và dễ dàng hơn, đồng thời đảm bảo được độ an toàn cho người dùng, tránh tình trạng chập, cháy, nổ khi sử dụng.

Nguồn: Internet

Bản vẽ mặt bằng kỹ thuật nước

Tương tự như bản vẽ mặt bằng kỹ thuật điện, bản vẽ mặt bằng kỹ thuật nước cũng thể hiện cách lắp đặt, bố trí hệ thống cấp nước, thoát nước của công trình, các đường ống, nước nóng, nước thải, ống thông hơi, van,…. Kiến trúc tìm hiểu sự cần tính toán thật kỹ lưỡng để có thể lắp đặt hệ thống này một cách hợp lý, tránh tình trạng ngập, tắc, đọng nước. Cấu trúc cấp nước và xử lý nước thải cũng cần được thể hiện một cách chi tiết và rõ ràng để quá trình thi công diễn ra được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác nhất.

Nguồn: Internet

2.5. Bản vẽ thiết kế homestay 3D

Đây có lẽ là bản vẽ mà chủ đầu tư quan tâm nhiều nhất và cũng là bản vẽ dễ nhìn nhất, đối với những người không chuyên. Bởi trong bản vẽ này, kiến trúc sư sẽ thể hiện các chi tiết, nội thất của từng khu vực, từng phòng, từng tầng bằng những hình ảnh 3D màu sắc, rõ ràng, sắc nét. Nhìn vào bản vẽ 3D, chủ đầu tư sẽ có thể dễ dàng hình dung ra homestay của mình sẽ như thế nào sau khi hoàn thiện.

ban-ve-thiet-ke-homestay

Các bước thực hiện bản vẽ 3D:

- Bước 1: Lên concept cho công trình, concept phù hợp với phong cách và ý tưởng của chủ đầu tư. Các chi tiết nội thất như màu sắc, kiểu dáng, chất liệu,… cũng sẽ được lựa chọn kỹ lưỡng để tạo được sự đồng bộ trong thiết kế.

- Bước 2: Trình bày sơ bộ ý tưởng với chủ đầu tư và đưa ra sự thống nhất cũng như những điều chỉnh hợp lý

- Bước 3: Tiến hành thực hiện bản vẽ thiết kế homestay 3D. 

- Bước 4: Sau khi hoàn thiện sẽ đưa cho chủ đầu tư duyệt và đưa ra những thay đổi tùy theo ý của chủ đầu tư

2.6. Bản vẽ thiết kế xin phép thi công công trình

Để được bắt tay vào thi công công trình, bạn cần có bản vẽ thiết kế xin phép thi công nộp cho cơ quan xây dựng cấp phép. Bản vẽ này sẽ thể hiện một cách chi tiết, rõ ràng, đầy đủ những gì bạn sẽ thực hiện, bao gồm hiện trạng mặt bằng, mặt tiền công trình, những thay đổi trong cấu trúc, thi công nền, tường, bố trí cầu thang,…. Ngoài ra bạn cũng cần phải nộp cả bản vẽ bố trí mặt bằng và bản vẽ kỹ thuật cho cơ quan có thẩm quyền duyệt.

3. Quy trình thực hiện bản vẽ thiết kế homestay  

Bước 1: Trao đổi ý tưởng với chủ đầu tư  

Chủ đầu tư và kiến trúc sư sẽ gặp gỡ và bàn bạc trực tiếp với nhau. Đơn vị thiết kế, thi công cần thuyết phục chủ đầu tư hợp tác và làm việc bằng cách đưa ra những ý tưởng về bản vẽ thiết kế homestay, những dự định dựa theo yêu cầu và mong muốn của chủ đầu tư. Từ đó đi đến thống nhất và quyết định cuối cùng.

Bước 2: Khảo sát thực trạng mặt bằng xây dựng

Kiến trúc sư sẽ cùng chủ đầu tư đi khảo sát thực trạng mặt bằng xây dựng, đo đạc kích thước dự kiến, khảo sát hướng chính. Nếu là mặt bằng cải tạo thì cần kiểm tra chất lượng công trình hiện tại và xem xét những chi tiết cần sửa chữa.

Bước 3: Lựa chọn phong cách thiết kế homestay

Kiến trúc sư cần bàn bạc với chủ đầu tư, hiểu rõ được những ý tưởng, tâm tư, mong muốn của họ về công trình để từ đó có thể lựa chọn được phong cách thiết kế phù hợp.

ban-ve-thiet-ke-homestay

>>> Xem thêm: Thiết kế homestay - Hướng đi nào tạo nên sự khác biệt?

Bước 4: Thực hiện các bản vẽ thiết kế homestay

Đây là bước mà kiến trúc sư sẽ phải thực hiện thiết kế các loại bản vẽ đã được KenDesign nêu ở trên. Thời gian thực hiện sẽ phụ thuộc vào quy mô, diện tích của công trình hoặc tùy theo yêu cầu và sự thương lượng giữa kiến trúc sư và chủ đầu tư.

Bước 5: Chỉnh sửa và hoàn thiện 

Sau khi hoàn thiện các loại bản vẽ, đơn vị thiết kế sẽ gửi đến chủ đầu tư để xem xét. Nếu có bất kỳ điều gì muốn thay đổi và chỉnh sửa, chủ đầu tư sẽ trực tiếp trao đổi với kiến trúc sư và hoàn thiện đến khi đạt được sự hài lòng. Sau đó sẽ tới giai đoạn thi công công trình.

4. Cần chú ý những gì trong bản vẽ thiết kế homestay

Thứ nhất, trong suốt quá trình thiết kế bản vẽ homestay, kiến trúc sư cần bám sát vào ý tưởng và yêu cầu của chủ đầu tư để đưa ra được những phương án thiết kế phù hợp với mong muốn cũng như ngân sách của chủ đầu tư.

Thứ hai, giữa các không gian của công trình cần có sự thống nhất về phong cách kiến trúc để đảm bảo được sự thống nhất, liền mạch, liên kết, đồng bộ của tổng thể. Từ đó giúp công trình trở nên hài hòa, bắt mắt và thể hiện được rõ nhất những đặc trưng, dấu ấn và điểm nổi bật riêng của phong cách thiết kế đó.

ban-ve-thiet-ke-homestay

Thứ ba, bản vẽ thiết kế homestay cần thực sự chi tiết, đầy đủ và rõ ràng. Bản vẽ phải thể hiện được những đường nét, hệ thống nội thất, trang thiết bị, kỹ thuật,… bên trong homestay. Chỉ có vậy, chủ đầu tư mới nắm bắt rõ được quá trình thi công công trình để có thể giám sát sát sao, tránh xảy ra những việc phát sinh ngoài lề. Đồng thời những bản vẽ chi tiết, cụ thể cũng sẽ giúp đội ngũ thi công thực hiện công việc một cách nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.

KenDesign – nơi sở hữu những bản vẽ thiết kế homestay ấn tượng 

Như vậy, bài viết trên đã chỉ rõ cho bạn những thông tin cơ bản nhất về các loại bản vẽ thiết kế homestay, quy trình thực hiện bản vẽ cũng như một vài lưu ý khi thực hiện. Mong rằng những thông  tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc thiết kế và xây dựng homestay của mình.

Là một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế, chúng tôi luôn mong muốn mang đến chủ đầu tư những bản vẽ thiết kế đẹp và độc đáo. Với không gian homestay, sự thoải mái, tiện lợi được đặt lên hàng đầu. Sau đó, không gian cần phải đẹp, thu hút và gây ấn tượng với khách hàng. Ken Design sở hữu một đội ngũ kiến trúc sư sáng tạo, giàu kinh nghiệm thiết kế thi công chắc chắn sẽ đảm bảo những điều này cho không gian homestay của bạn. Chúng tôi còn luôn tư vấn, góp ý, đưa ra những giải pháp phù hợp hơn cho chủ đầu tư để giúp bạn vừa sở hữu một không gian đẹp, vừa xây dựng chiến lược phát triển cũng như đầu tư hợp lý.

Vì vậy, nếu có vấn đề hay thắc mắc liên quan đến việc thiết kế và thi công, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và giải đáp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé.

Bài viết nổi bật

Review Thiết kế Katinat Saigon Kafe - Khác biệt tạo nên thương hiệu trendy

2024th03

Review Thiết kế Katinat S...
Katinat đang là một trong những thương hiệu R&B hot nhất được giới trẻ đón n....
Review Thiết kế Katinat Bình Dương - Tái hiện những đường cong của tự nhiên

2024th03

Review Thiết kế Katinat B...
Chiêm ngưỡng một thiết kế đậm chất nghệ thuật lấy cảm hứng từ những đường cong t....
Khám phá về thiết kế quán cafe Phê La - Phong cách riêng tạo điểm nhấn

2024th03

Khám phá về thiết kế quán...
Phê La ngày càng khẳng định sức ảnh hưởng của mình trên thị trường F&B với h....
Review Thiết kế Phê La Phạm Ngọc Thạch - Diện mạo mới ấn tượng

2024th03

Review Thiết kế Phê La Ph...
Phê La Phạm Ngọc Thạch - một điểm đến quen thuộc, chào đón mọi người với hình ản....
Review Thiết kế Phê La Đà Nẵng - Đậm chất “Nguyên bản”

2024th03

Review Thiết kế Phê La Đà...
Phê La là thương hiệu trà sữa nổi tiếng trong giới trẻ cả nước đã chính thức có....
Ý tưởng thiết kế nội thất quán cafe nhỏ khiến khách hàng mê mệt

2023th09

Ý tưởng thiết kế nội thất...
Hiện nay phong cách thiết kế đơn giản hóa được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn giữ....
Hướng dẫn thiết kế quán cafe nhỏ đẹp giá rẻ hữu ích

2023th08

Hướng dẫn thiết kế quán c...
Chủ đầu tư đang ấp ủ dự định kinh doanh quán cafe nhưng với nguồn tài chính hạn....
6 sai lầm nhất định phải tránh khi thiết kế quán cafe nhỏ

2023th08

6 sai lầm nhất định phải...
Các nhà đầu tư hiện nay vốn rất thông minh nhanh nhạy, thay vì chạy theo xu thế,....
Cách thiết kế quán cafe nhỏ đẹp ấn tượng năm 2024

2023th08

Cách thiết kế quán cafe n...
Xu hướng kinh doanh quán cafe đang phát triển đặc biệt ở những thành phố, tuy nh....
Hướng dẫn thiết kế quán cafe nhỏ đẹp ấn tượng

2023th08

Hướng dẫn thiết kế quán c...
Bạn có từng thắc mắc khách hàng ngày càng có đa dạng sự lựa chọn, nhưng điều gì....
Review Mermon Coffee Royal City - Thiết kế hiện đại đậm chất "minimalism"

2022th11

Review Mermon Coffee Roya...
Mang những đường nét ấn tượng trong phong cách thiết kế, Mermon Coffee Royal Cit....
Kinh nghiệm bố trí mặt bằng nhà hàng BBQ hiệu quả và đúng tiêu chuẩn

2022th11

Kinh nghiệm bố trí mặt bằ...
Bố trí mặt bằng nhà hàng BBQ không chỉ là yếu tố then chốt quyết định đến sự thà....
xem thêm
0987.413.998 Fb Chat Facebook Z Chat Zalo