Thiết kế nội thất đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó như “linh hồn” của một công trình thiết kế vậy. Trong thiết kế homestay cũng vậy, nó không chỉ là thứ tạo nên sự khác biệt, dấu ấn riêng mà còn là thứ giúp giữ chân khách hàng. Vậy, làm thế nào để thiết kế nội thất homestay của bạn chuẩn chỉnh và hút khách? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Thiết kế nội thất homestay chuẩn
Trước khi muốn thiết kế nội thất homestay của bạn trở nên độc đáo và hút khách thì chúng phải chuẩn đã. Chuẩn ở đây có nghĩa là chúng đảm bảo được những yếu tố về sự an toàn, tiện nghị, đảm bảo được sự thuận tiện trong sinh hoạt của du khách, giúp họ cảm thấy hài lòng, thư giãn mà không làm gián đoạn tới chuyến đi.
1.1. Thiết kế khu vực lưu trú (phòng ngủ)
Đối với một thiết kế dịch vụ lưu trú nói chung như khách sạn, nhà nghỉ, resort hay một thiết kế homestay nói riêng thì khu vực phòng ngủ cũng sẽ là nơi đầu tiên mà bạn cần hết sức lưu ý và đầu tư cho nó. Bởi đây là nơi mà du khách trực tiếp nghỉ ngơi, thư giãn sau những chuyến đi dài. Chính vì thế, yếu tố về sự thoải mái và riêng tư sẽ được đề cao hơn hết trong thiết kế nội thất homestay.
Về diện tích phòng:
- Phòng 1 giường đơn: tối thiểu 8m2
- Phòng 2 giường đơn/1 giường đôi: tối thiểu 10m2
- Phòng dorm: mỗi giường tăng lên thì phòng phải tăng lên 4m2
Về đồ nội thất và các trang thiết bị:
- Cần có cửa phòng cho các phòng riêng, cửa có chốt chắc chắn, vừa tạo cảm giác an toàn, vừa tạo được sự riêng tư nhất định cho khách hàng
- Bố trí, sắp xếp hệ thống nội thất trong phòng hợp lý, giúp khách hàng thuận tiện trong việc di chuyển
- Giường/đệm: Kích thước tối thiểu của giường đơn là 0,8m x 1,9m; giường đôi là 1,5m x 1,9m; Đệm dày khoảng 10cm, chăn, ga, màn, vỏ gối,.. đầy đủ, chất lượng tốt, sạch sẽ, giặt ủi thường xuyên
- Thiết kế nội thất homestay đối với những vùng có khí hậu lạnh cần có lò sưởi hoặc hệ thống sưởi. Còn những khu vực có khí hậu nóng, cần có điều hòa hoặc các thiết bị làm mát khác
- Có tủ đựng đồ riêng cho khách hoặc tủ chung nhiều ngăn, có giá treo đồ, treo quần áo,…
- Hệ thống chiếu sáng đạt tiêu chuẩn, cung cấp đủ điện cho các hoạt động sinh hoạt
- Bố trí hệ thống cắm điện phù hợp, thuận tiện cho khách
- Các thiết bị hoạt động đúng tính năng, năng suất, luôn trong tình trạng tốt
- Một số vật dụng cần thiết khác như bình nước, thùng rác, gương,… hay một số món đồ décor
1.2. Thiết kế khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh
Khu vực tiếp theo mà bạn cần chú ý khi thiết kế nội thất homestay đó là khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh. Bạn cần đảm bảo được sự tiện nghi, sạch sẽ, riêng tư để đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Về diện tích phòng:
- Bạn có thể thiết kế chung hoặc riêng phòng tắm và phòng vệ sinh, tùy vào quy mô diện tích của phòng
- Nếu thiết kế chung, hãy đảm bảo diện tích tối thiểu của phòng là 3 – 5m2 và nên có vách ngăn kính
Khu vực phòng tắm:
- Phòng tắm trong thiết kế nội thất homestay luôn phải có chốt cửa an toàn, hạn chế làm bằng cửa kính, nếu có hay dùng kính mờ để đảm bảo sự riêng tư cho khách
- Tường nên ốp bằng gạch, không thấm nước, cao quá đầu người (2m – 2m5)
- Gạch sàn không trơn trượt, đảm bảo sự an toàn cho khách
- Cần có hệ thống thông gió để đảm bảo sự thông thoáng, tránh mùi hôi và tránh việc hơi nước nóng có thể làm mốc trần
- Các trang thiết bị luôn trong trạng thái hoạt động tốt như: Hệ thống chiếu sáng, đèn điện đạt tiêu chuẩn, Hệ thống nước đều, không quá mạnh cũng không quá yếu, Hệ thống vòi nước, vòi hoa sen luôn tốt, cần sửa chữa ngay khi gặp vấn đề để tránh gây khó chịu cho khách hàng,…
- Cần trang bị đầy đủ các vật dụng khác như móc treo quần áo, giá treo khăn, xà phòng, khăn mặt, khăn tắm, dầu gội,…
Khu vực phòng vệ sinh: Bên cạnh các yếu tố như cửa, tường, sàn, hệ thống thông gió, đèn điện,.. như trong phòng tắm thì phòng vệ sinh trong thiết kế nội thất homestay cũng cần chú ý một vài thứ như:
- Hệ thống bồn cầu, hố xí tự hoại luôn luôn phải sạch sẽ, thơm tho
- Thùng rác cần có nắp để tránh gây mùi hôi
- Luôn trang bị đầy đủ giấy vệ sinh, vòi xịt, khăn lau,… giúp khách hàng thuận tiện trong sinh hoạt
Khu vực bồn rửa:
- Có thể làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như đá, sứ,.. miễn sao luôn sạch sẽ, sáng sủa
- Nên thiết kế gương ngay trên bồn rửa
- Bồn rửa đủ rộng, có chỗ hoặc tủ, kệ để khách đựng đồ dùng cá nhân
- Trang bị đầy đủ các vật dụng, thiết bị: bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược, xà phòng,…
- Luôn có sẵn nước nóng, nước lạnh để khách hàng có thể thoải mái sử dụng tùy theo sở thích
1.3. Thiết kế khu vực sinh hoạt chung (phòng khách)
Khu vực này thì thông thường sẽ không chiếm quá nhiều diện tích trong homestay. Bạn chỉ cần set up một vài đồ nội thất quan trọng, cần thiết như bàn, ghế để khách có thể ngồi sinh hoạt chung, trò chuyện, ăn uống, chơi trò chơi,… Xung quanh phòng, bạn có thể sắp đặt thêm một vài trang thiết bị cần thiết như tivi, điện thoại, loa, đài, hay tủ thuốc gia đình, túi sơ cứu,… hoặc cũng có thể trang trí, décor thêm những món đồ độc đáo, thể hiện phong cách thiết kế hoặc văn hóa của vùng miền đó.
1.4. Thiết kế khu vực ăn uống (bếp)
Trong thiết kế nội thất homestay, khu vực ăn uống có thể chung với khu vực sinh hoạt, vừa tạo được độ thoáng cho không gian, giúp nội thất phòng không bị quá cồng kềnh, vừa giúp du khách dễ dàng, thuận tiện hơn trong việc sinh hoạt.
Khu vực nấu nướng trong nhà cần trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết như bếp, máy hút mùi, tủ lạnh, tủ bếp, bát đũa, dụng cụ nấu ăn… giúp khách hàng có thể thỏa sức nấu ăn, chế biến theo ý thích của mình. Tất cả cần được sạch sẽ, sắp xếp khoa học, linh hoạt, đảm bảo việc sinh hoạt của khách hàng được diễn ra một cách thuận tiện và dễ dàng nhất.
- Hệ thống ánh sáng cần thiết kế thuận lợi, hợp lý
- Luôn đảm bảo được sự thông thoáng, an toàn
- Cần trang bị đầy đủ một số vật dụng khác như thùng rác có nắp, xà phòng, chất tẩy rửa,…
- Bàn ghế có thể bố trí ở ngay trong homestay hoặc nếu có thể, hãy thiết kế không gian ngoài trời. Điều này vừa đem đến sự thích thú trong trải nghiệm cho khách hàng, vừa tạo được sự thoáng đãng, không để mùi thức ăn bám trong phòng.
2. Thiết kế nội thất homestay đẹp, hút khách
Sau khi xác định được những tiêu chuẩn, những yêu cầu cơ bản trong thiết kế nội thất homestay, đây là lúc bạn “làm mới” chúng, khoác lên chúng một “bộ áo mới”, khiến chúng trở nên khác biệt, độc đáo, bắt mắt, nhằm thu hút và níu chân khách hàng.
2.1. Lựa chọn phong cách và ý tưởng thiết kế
Một trong những ưu điểm của việc kinh doanh homestay đó là bạn có thể thỏa sức lựa chọn những ý tưởng, những phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ. Miễn sao bạn tạo nên được một tổng thể hài hòa, cân đối, mọi chi tiết trong homestay được kết nối, được “match” với nhau và phù hợp với sở thích, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng cũng như văn hóa, đặc trưng của vùng miền đó.
Đó có thể là một căn homestay hiện đại, đơn giản và đầy đủ tiện nghi.
Đó cũng có thể là một sự phóng khoáng, cá tính, có phần hoang dã, độc lạ của phong cách Bohemian.
Hay đó cũng có thể là một chốn xưa cũ, nhẹ nhàng, quen thuộc của phong cách Vintage, Retro, đưa khách trở về những miền quá khứ, chạy trốn khỏi sự mệt mỏi của cuộc sống hiện đại.
Hay một chút phá cách với homestay bằng container
Homestay dạng lều gỗ, lều vải
Hay thậm chí là homestay trên cây…..
>>> Tham khảo thêm bài viết: Thiết kế homestay – Hướng đi nào tạo nên sự khác biệt?
2.2. Lựa chọn đồ trang trí chuẩn phong cách
Sau khi đã lựa chọn được phong cách và ý tưởng thiết kế nội thất homestay phù hợp, bạn cần tìm kiếm những món đồ nội thất, décor sao cho chuẩn phong cách mà bạn đã chọn. Việc này sẽ giúp homestay của bạn trở nên đồng bộ, có liên kết, làm nổi bật được lên những đặc trưng của phong cách đó cũng như tạo được nét riêng độc đáo đối với khách hàng.
Ví dụ, bạn thiết kế theo phong cách hiện đại, tối giản thì bạn nên chọn những món đồ gọn nhẹ, đơn giản nhưng vô cùng tiện nghi và tinh tế.
Hay những tấm vải, những tấm chăn, rèm, khăn với họa tiết thổ cẩm sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho phong cách Bohemian
Rồi một vài món đồ xưa cũ, những chiếc băng cát-xét, những chiếc tivi đen trắng, chăn con công,… sẽ thuộc về phong cách Vintage, Retro,…
Tuy nhiên, bên cạnh cái đẹp, cái chuẩn, bạn cũng cần chú ý tới sự tiện nghi, tiện ích của nó. Hãy đảm bảo rằng những món đồ trong thiết kế nội thất homestay của bạn có thể thực hiện được đúng công năng, chức năng của nó và đem lại sự thuận tiện trong sinh hoạt của khách.
2.3. Thiết kế màu sắc, ánh sáng
Màu sắc trong nội thất homestay cũng cần được “match” với phong cách đã lựa chọn. Một lưu ý quan trọng trong việc sử dụng màu sắc đó là nguyên tắc 60 – 30 – 10. 60% cho tone màu chính, chủ đạo, 30% cho tone màu phụ và 10% cho tone màu nhấn. Bạn có thể tham khảo các cách phối màu cơ bản trong một vài phong cách để tránh bị mắc sai lầm.
Còn về ánh sáng, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên luôn là một trong những “chân ái” trong mọi công trình thiết kế. Nó vừa giúp không gian trở nên thông thoáng, tăng độ mở, độ rộng, vừa giúp homestay của bạn tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá điện năng. Giải pháp hữu hiệu nhất để tận dụng ánh sáng tự nhiên trong thiết kế nội thất homestay đó là sử dụng hệ cửa kính. Tuy nhiên, hãy chú ý đảm bảo sự an toàn cho khách, đồng thời nếu sử dụng hệ cửa này ở phòng ngủ thì hãy nhớ bố trí lắp đặt thêm hệ thống rèm để tránh ánh sáng làm gián đoạn giấc ngủ của khách.
Ngoài ra, về hệ thống ánh sáng nhân tạo, ánh sáng vàng và ánh sáng trắng luôn là hai loại được ưu ái nhất. Hãy sử dụng chúng một cách linh hoạt ở từng khu vực để đảm bảo được công năng sử dụng cũng như sự thuận tiện trong sinh hoạt của khách, và đảm bảo được tính thẩm mỹ cho không gian.
Cùng KenDesign thiết kế nội thất homestay
Như vậy, bài viết trên đã chỉ cho bạn một số tiêu chuẩn trong việc thiết kế nội thất homestay. Homestay của bạn phải được thiết kế chuẩn, sau đó mới “làm đẹp” cho nó. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong việc thiết kế của mình.
>>> Tham khảo thêm: Bất ngờ với sức hút của 3 mẫu thiết kế homestay thuộc nhà "Ken"
Nếu có thắc mắc hay vấn đề liên quan đến thiết kế và thi công homestay, khách sạn, nhà hàng, quán café,… xin vui lòng liên hệ với KenDesign chúng tôi qua hotline: 0987.413.998 để được tư vấn trực tiếp và giải đáp mọi vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé!