Kinh doanh nhà hàng tiệc cưới ngày càng trở nên phổ biến ở các thành phố lớn. Bên cạnh nhu cầu của khách hàng hiện nay thì nguyên nhân khiến cho số lượng các nhà hàng tiệc cưới ngày càng tăng là do diện tích chật hẹp, thiếu các khu vực tổ chức tiệc cưới. Thiết kế nhà hàng tiệc cưới hiện nay không chỉ phong phú về số lượng mà còn đa dạng về phong cách. Vậy nên, hãy tham khảo một số thông tin dưới đây để biết được các khu vực cần có khi kinh doanh nhà hàng tiệc cưới hiện nay nhé.
* Thiết kế nhà hàng Topping Beef
* Thiết kế nhà hàng Tây Bắc Quán
Khu vực sảnh trong thiết kế nhà hàng tiệc cưới
Khu vực sảnh cưới là một trong những khu vực mà chủ đầu tư không thể bỏ qua khi thiết kế nhà hàng tiệc cưới. Mỗi nhà hàng tiệc cưới thường có nhiều hội trường khác nhau để có thể cùng lúc phục vụ nhiều khách hàng. Chính bởi vậy, sảnh cưới giống như một khu vực thông tin cho khách mời biết được đó có phải là tiệc cưới mà bạn tham dự hay không. Về cơ bản, khu vực sảnh cưới không bày biện hay sắp xếp cầu kỳ mà có sự đơn giản và gọn gàng. Đối với khu vực này, chủ đầu tư nên tập trung vào việc sử dụng nội thất chủ yếu là sàn và hệ thống cửa.
Khi tổ chức tiệc cưới, khu vực sảnh cũng là nơi đón tiếp khách mời của đôi bên họ hàng. Bạn có thể sử dụng loại gạch có họa tiết lớn để thu hút khách hàng hiệu quả hơn, nó cũng khiến cho không gian nhà hàng tiệc cưới trở nên đẹp mắt. Đối với hệ thống cửa ra vào, chủ đầu tư nên lựa chọn kiểu cửa theo phong cách tân cổ điển với một số họa tiết đan xen đẹp mắt. Nó sẽ là cách giúp thu hút khách hàng cũng như tạo cảm giác sang trọng, cao cấp trước khi bước vào không gian cưới.
Khu vực check -in và trưng bày ảnh cưới
Trước khi buổi lễ đính hôn diễn ra, khách hàng thường có một số các hoạt động như chụp ảnh check -in hoặc ngắm nhìn những bộ ảnh cưới ngọt ngào của cô dâu, chú rể. Chính bởi vậy, việc dành một diện tích, một khu vực nhất định cho khu vực check -in và trưng bày ảnh cưới là điều mà bạn không được phép bỏ qua trong thiết kế nhà hàng tiệc cưới. Hai khu vực này không cần phải được thiết kế riêng biệt mà có thể được thiết kế chung trong một không gian tiệc cưới như ở khu vực hông của không gian, hoặc ở một góc thuận tiện cho việc di chuyển của khách hàng.
Khu vực này thường được thiết kế vô cùng đẹp mắt, background check -in thường được thiết kế với phông bằng hoa, màu sắc ngọt ngào và nhẹ nhàng, lãng mạn giúp khách mời và cô dâu, chú rể sẽ có được những bức ảnh đẹp và ưng ý. Khu vực check -in nên được thiết kế phông di động, đa dạng với nhiều kiểu trang trí để có thể giúp khách hàng lựa chọn dễ dàng hơn. Khu vực trưng bày ảnh cưới nên thiết kế khung ảnh, bàn để ảnh nhỏ, quà cưới, hộp tiền mừng... và trang trí bằng những chi tiết nhẹ nhàng, lãng mạn.
Khu vực phục vụ khách mời
Khu vực phục vụ khách hàng thường tốn kém nhiều diện tích nhất bởi nó sẽ phục vụ tiệc cũng như là nơi khách hàng sẽ ngồi để theo dõi buổi buổi lễ diễn ra. Chính bởi vậy, từ cách bố trí, sắp xếp nội thất cho đến việc lựa chọn kiểu dáng, chất liệu đều cần phải lựa đảm bảo sự phù hợp. Thông thường, các nhà hàng tiệc cưới thường sử dụng bàn 8 hoặc 10 người, kiểu dáng tròn là chủ yếu. Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết kế bàn tiệc cưới hình chữ nhật, xếp thành hàng để đảm bảo sự khoa học trong không gian một cách tối đa nhất.
Với bàn ghế trong khu vực này, chủ đầu tư nên lựa chọn những kiểu dáng đơn giản, đồng nhất. Sử dụng thêm khăn trải bàn, áo ghế... sẽ giúp cho không gian trở nên đẹp và thu hút hơn rất nhiều. Trên bàn có thể trang trí thêm hoa, nến, hoặc sử dụng bàn để phục vụ đồ ăn hiệu quả hơn. ngoài bàn ghế, trong thiết kế nhà hàng tiệc cưới, chủ đầu tư cần phải chú ý đến hệ thống chiếu sáng từ tổng thể cho đến khu vực về kiểu dáng và màu sắc cho phù hợp với chủ đề của buổi lễ.
Khu vực lễ đường trong thiết kế nhà hàng tiệc cưới
Trong thiết kế nhà hàng tiệc cưới hiện nay không thể bỏ qua khu vực lễ đường ( sân khấu) trong không gian. Khu vực này được thiết kế chủ yếu theo dạng hình chữ T, được sắp xếp chính giữa không gian, đảm bảo cho các nghi thức trong buổi lễ sẽ luôn ở vị trí trung tâm, mang đến cho khách hàng sự hài lòng một cách tối đa. Chủ đầu tư cần phải tính toán diện tích cho phù hợp với tổng thể thiết kế nhà hàng tiệc cưới để có sự cân đối.
Khu vực này nên được thiết kế cao hơn để cho quan khách hai họ có thể theo dõi được buổi lễ trở nên đẹp và thu hút hơn. Chất liệu sàn gỗ được ưu tiên sử dụng đảm bảo chất lượng cũng như sự an toàn trong quá trình diễn ra buổi lễ. Khu vực đường đi thường được trang trí bằng hoa tươi hoặc theo mong muốn của khách hàng. Ngoài ra có cũng được thiết kế thêm hệ thống chiếu sáng, làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
Khu vực phòng chờ
Đối với những thiết kế nhà hàng tiệc cưới có diện tích nhỏ, khu vực phòng chờ thường bị bỏ qua. Nhưng nếu muốn thu hút sự chú ý của khách hàng và được lựa chọn thì bạn nên thiết kế khu vực này. Khu vực phòng chờ không chỉ là nơi mà cô dâu, chú rể có thể trang điểm, chuẩn bị trước khi diễn ra buổi lễ mà còn phục vụ giúp cô dâu có thể thay đổi trang phục, hoặc sử dụng trong các trường hợp cần thiết, đảm bảo sự thuận lợi nhất đối với khách hàng. Mỗi thiết kế nhà hàng tiệc cưới có thể chỉ cần 1 phòng chờ, diện tích vừa phải và được sắp xếp một số nội thất đơn giản.
Khu vực bếp trong nhà hàng tiệc cưới
Thiết kế nhà hàng tiệc cưới hiện nay cũng không thể thiếu khu vực bếp nhà hàng - nơi sẽ mang đến những món ăn ngon, hấp dẫn cho bữa tiệc của khách hàng. Khu vực bếp thường được tách riêng khỏi khu vực tiệc cưới, đồ ăn sau khi được nấu sẽ được di chuyển bằng xe chuyên dụng và phục vụ trong buổi tiệc. Ngoài bếp, nhà hàng tiệc cưới của bạn cũng cần phải thiết kế khu vực vệ sinh cách xa khu vực diễn ra buổi lễ nhằm đảm bảo cho không gian luôn đẹp và thu hút khách hàng.
Một vài thông tin dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn có được một không gian nhà hàng tiệc cưới đẹp theo tiêu chuẩn của khách hàng. Liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn trực tiếp và nhanh chóng nhất.