Trong phần 1, điểm hòa vốn trong kinh doanh nhà hàng, Tại Đây chủ đầu tư đã biết được khái niệm cùng với vai trò cần thiết của việc tính điểm hay phân tích điểm hòa vốn trong kinh doanh. Trong phần hai này, Ken Design sẽ cũng cấp cho bạn công thức, cùng với đó là các bước để việc phân tích trở nên dễ dàng và hiệu quả nhất. Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.
* Thiết kế nhà hàng Topping Beef
*Thiết kế nhà hàng Tây Bắc Quán
*Thiết kế nhà hàng Nhật Bản Hinomaru Sushi
Khi nào cần tính điểm hòa vốn trong kinh doanh nhà hàng
Với vai trò không thể bỏ qua, việc tính điểm hòa vốn trong kinh doanh nhà hàng, quán cafe hay trà sữa đều vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang ở một trong số các trường hợp dưới đây, hãy chú ý đến việc tính toán điểm hòa vốn để giúp việc kinh doanh hiệu quả hơn.
+ Xây dựng một thương hiệu mới, bắt đầu kinh doanh nhà hàng: Nếu bạn muốn bắt đầu công việc kinh doanh của mình hay xây dựng một thương hiệu ẩm thực, đừng bao giờ bỏ qua bảng phân tích điểm hòa vốn trong kinh doanh. Nó giống như một bức tranh tổng quan, giúp chủ đầu tư có thể thấy được tính khả thi của việc kinh doanh. Nó cũng bắt buộc bạn phải làm những cuộc nghiên cứu, khảo sát để đảm bảo được ra được những chiến lược, đặc biệt là giá cả phù hợp với đối tượng khách hàng
+ Kinh doanh một thương hiệu ẩm thực mới. Các chuỗi nhà hàng như Golden Gate hay Red Sun phổ biến với nhiều thương hiệu ẩm thực phong phú khác nhau. Nếu bạn cũng muốn kinh doanh một hình thức mới, thì việc tính toán điểm hòa vốn trong kinh doanh nhà hàng là vô cùng cần thiết. Đặc biệt nếu điều đó tốn kém một khoản chi phí lớn, việc xác định điểm hòa vốn sẽ đưa ra những gợi ý về việc thuê địa điểm mặt bằng, hoặc những chi phí biến đổi cần thiết.
+ Thay đổi mô hình kinh doanh, hoặc thêm các kênh bán hàng mới: Với sự phát triển của công nghệ và cuộc sống, thương mại điện tử đang trở nên phổ biến và ảnh hưởng rất lớn đến việc bán hàng. Vậy nên nếu bạn có thêm các kênh bán hàng mới, hay thay đổi các mô hình kinh doanh thì bảng phân tích điểm hoàn vốn trong kinh doanh nhà hàng cũng sẽ vô cùng hữu ích, nó giúp chủ đầu tư có thể biết được những yếu tố cần thiết cho việc kinh doanh của mình là gì như giá bán, số lượng, khuyến mại....
Công thức tính điểm hòa vốn trong kinh doanh nhà hàng
Để có thể phân tích, tính điểm hòa vốn một cách cụ thể, nhanh chóng và chính xác, chủ đầu tư cần phải nhớ công thức tính điểm hòa vốn trong kinh doanh nhà hàng. Đó là:
Điểm hòa vốn = Tổng chi phí cố định/ ( giá trung bình - chi phí biến đổi)
Về cơ bản, bạn cần tìm ra lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm rồi dùng tổng chi phí cố định để chia ra số đơn vị cần phải bán. Như bạn đã biết, doanh số bán hàng của bạn cần phải cao hơn chi phí sản xuất chúng. Lợi nhuận còn được gọi là lợi nhuận đóng góp vì nó đóng góp tiền mặt cho các chi phí cố định.
Các bước giúp việc phân tích điểm hòa vốn trong kinh doanh nhà hàng chính xác hơn
Bước 1: Thu thập dữ liệu
Để có thể tính toán hay phân tích một cách hiệu quả, chủ đầu tư cần phải thu thập đầy đủ những dữ liệu cần thiết. Dựa vào công thức tính điểm hòa vốn trong kinh doanh nhà hàng, chủ đầu sẽ xác định được những loại chi phí cần thiết trong kinh doanh nhà hàng. Trước hết, chủ đầu tư nên liệt kê toàn bộ những chi phí sử dụng trong kinh doanh từ khi chuẩn bị như mặt bằng, thiết kế thi công, thuê mướn.....cho đến các chi phí trong quá trình hoạt động như lương nhân viên, nguyên liệu cho các thực đơn. Hãy chắc chắn không bỏ qua một khoản phí nào dù là nhỏ nhất nhé. Sau đó bạn sẽ chia nó thành hai loại chi phí là cố định và biến đổi.
+ Chi phí cố định: Chi phí cố định hiểu một cách đơn giản đó là cho dù bạn có sản xuất bao nhiêu sản phẩm thì chi phí phải chi trả cho những phần này cũng không có sự thay đổi. Thông thường, điểm hòa vốn trong kinh doanh nhà hàng thì các chi phí cố định là thuê mặt bằng kinh doanh, tiền bảo hiểm, phần mềm, lương nhân viên....Để dễ thống kê và tính toán bạn nên tạo một bảng chi phí. Với một vài khoản bạn sẽ phải tính theo từng tháng, trừ khi bạn đang cân nhắc một dự án trong khung thời gian ngắn hơn. Còn những khoản lâu dài như tiền mua máy móc, trang thiết bị thì nên xếp vào mục riêng. Nếu bạn đang phân tích hòa vốn bằng một công cụ có sẵn nó sẽ tự động tính tổng lại cho bạn.
+ Chi phí biến đổi: Là chi phí biến đổi dựa trên số lượng sản phẩm mà bạn bán được, ví dụ tiền mua nguyên liệu, tiền lãi, hoa hồng... Cần phải lưu ý rằng một số chi phí có thể linh hoạt hai loại biến đổi hoặc cố định. Chẳng hạn nếu bạn trả lương nhân viên theo tháng thì đó là chi phí cố định. Nhưng nếu bạn trả lương theo sản phẩm mà họ làm được thì đó sẽ là chi phí biến đổi.
+ Giá bán trung bình: Hãy quyết định mức giá bán trung bình cho sản phẩm để việc tính toán điểm hòa vốn trong kinh doanh nhà hàng có thể đảm bảo hơn. Bạn không phải lo lắng bởi bạn có thể thay đổi cho phù hợp với các chi phí khác.
Bước 2: Nhập dữ liệu
Sau khi bạn thu thập dữ liệu đầy đủ và không thiếu sót bất kỳ một khoản nào, bạn có thể nhập nó vào công thức tính điểm hòa vốn của Ken Design bằng cách truy cập vào: https://noithatkendesign.vn/diem-hoa-von
Ứng dụng tính điểm hòa vốn
Kết quả sẽ có sau khi bạn nhập các thông số cần thiết. Cùng với đó bạn cũng có thể điều chỉnh ngay theo ý muốn để cho phù hợp nhất với mục đích cũng như dự tính của bạn. Sai sót phổ biến nhất khi phân tích hòa vốn là bạn không liệt kê đầy đủ các khoản phí, đặc biệt là chi phí biến đổi liên quan rất nhiều đến việc đưa ra quyết định kinh doanh. Đừng áng chừng số liệu mà hãy đưa ra con số cụ thể, chính xác nhất. Để không quên khoản phí nào, hãy hình dung toàn bộ quy trình liên quan đến sản phẩm, từ sản xuất đến bán hàng. Mọi thắc mắc về điểm hòa vốn trong kinh doanh nhà hàng, hãy liên hệ với Ken Design để được tư vấn trực tiếp và nhanh chóng nhất.
Xem thêm:
>> Điểm hòa vốn trong kinh doanh nhà hàng: Khái niệm và vai trò ( Phần 1)
>> Điểm hòa vốn trong kinh doanh nhà hàng: Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp này (Phần cuối)