Bạn đang ở nước ngoài, bạn ở trong nước nhưng lại quá xa, bạn lo lắng bởi thiếu trình độ chuyên môn khiến cho việc khảo sát mặt bằng không chính xác. Đừng lo lắng, Ken Design sẽ hướng dẫn bạn 4 bước để đơn giản hoá việc khảo sát hiện trạng mặt bằng đảm bảo sự chính xác thông qua bài viết dưới đây. Cùng tham khảo và áp dụng ngay cho việc kinh doanh của mình nhe.
Chuẩn bị trước khi khảo sát hiện trạng mặt bằng
Bạn nên chuẩn bị các sổ sách giấy tờ có liên quan như bản vẽ, bản thiết kế cũ của không gian giúp việc khảo sát hiện trạng mặt bằng được dễ dàng.
Ví dụ khi bạn làm tại các trung tâm thương mại, bên cho thuê sẽ cung cấp bản vẽ gian hàng nếu bạn yêu cầu. Đối với công trình tại mặt đất bạn sẽ có giấy phép sử dụng đất và có bản vẽ mặt bằng. Bên cạnh đó, một số các thiết bị, dụng cụ mà bạn cần chuẩn bị đó là:
+ Giấy A4: khoảng 4 - 5 tờ đề phòng vẽ sai nếu bạn kẻ ô li thì càng tốt.
+ Máy chụp ảnh: hoặc điện thoại có chức năng chụp ảnh, quay phim.
+ Bút viết: nên chuẩn bị ít nhất 2 bút có 2 màu khác nhau.
+ Thước mét: Thước dài 3m hoặc 5m.
Chụp ảnh hiện trạng khi khảo sát hiện trạng mặt bằng
+ Khi chụp ảnh hiện trạng trong quá trình khảo sát mặt bằng. Bạn nên chụp ảnh nguyên tắc từ ngoài vào trong từ dưới lên trên. Quay phim cũng tương tự như vậy để kiến trúc sư có thể hình dung ra được không gian liền mạch.
+ Bạn chụp từng không gian một từ từ. Mỗi phòng chụp ít nhất 8 vị trí lần lượt theo một chiều.
+ Chụp các chi tiết của dầm và cột.
+ Chụp các hệ thống cấp thoát nước và tủ điện tổng.
+ Chụp thêm một số kiểu ảnh góc rộng Panorama ( nếu có thể)
Vẽ hiện tay hiện trạng mặt bằng
Việc vẽ lại hiện trạng khi khảo sát hiện trạng mặt bằng là vô cùng quan trọng, nó giúp cho chúng tôi có thể hiểu hơn về mặt bằng của bạn và đưa ra được phương án thiết kế phù hợp nhất. Cách vẽ hiện trạng mặt bằng đó là:
+ Mở giấy A4 đã được đặt trên kẹp file hoặc sổ cứng để vẽ.
+ Đầu tiên bạn cần đo tổng thể chiều lớn nhất của công trình, sau đó đo cạnh nhỏ hơn, sau đó vẽ tương quan mặt bằng trên khổ giấy A4 ( tránh vẽ từng đoạn sau đó bị thiếu giấy lại nối giấy rất mất thời gian).
+ Sau khi bạn vẽ xong được các cạnh lớn thì vẽ lại các cạnh nhỏ và tô đậm các nét tường.
+ Vẽ nét mảnh bên ngoài mặt bằng để ghi kích thước tổng chiều dài và chiều rộng.
+ Vẽ bằng nét mảnh theo chiều dọc và chiều ngang khổ giấy sau đó chia nhỏ từng đoạn để ghi kích thước.
+ Đối với không gian méo bạn cần đo kích thước cả 4 cạnh và đường chéo phòng.
+ Đối với không gian kiểu mặt bằng dài bạn nên chia nhỏ các đoạn để kiểm tra sự thay đổi theo thời gian.
+ Sau khi vẽ xong hiện trạng bạn có thể chèn thêm phương hướng Đông tây nam bắc lên hiện trạng bằng cách mở la bàn trên điện thoại.
Vẽ mặt đứng
+ Sau khi vẽ xong mặt bằng các bạn vẽ thêm các mặt đứng nhằm thể hiện chiều cao, của cửa sổ, chiều cao của trần
+ Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm bạn có thể chú thích chiều cao của cửa sổ, chiều cao của trần ngay trên mặt bằng.
+ Sau đây là video chi tiết cách đo hiện trạng.
Hy vọng với những hướng dẫn của Ken Design về cách khảo sát mặt bằng hiện trạng dưới đây sẽ giúp chủ đầu tư dễ dàng hơn trong quá trình hợp tác với các đơn vị thiết kế cho việc kinh doanh của mình. Liên hệ với đơn vị thiết kế nhà hàng Ken Design để được tư vấn trực tiếp.