Sự tiện dụng, khả năng tháo lắp linh hoạt, đa dạng phong cách thiết kế từ đường phố, industrial đến tropical, quán cafe khung thép 2 tầng đang được các nhà đầu tư Việt Nam quan tâm. Cùng chúng tôi tìm hiểu quán cafe khung thép 2 tầng là gì, ưu và nhược điểm trong quá trình thi công và sử dụng quán cafe này nhé!
Quán cafe khung thép 2 tầng là gì?
Quán cafe khung thép 2 tầng là mô hình quán cà phê sử dụng khung thép làm kết cấu chính thay vì bê tông cốt thép truyền thống. Công trình gồm hai tầng thường là tầng trệt và tầng lầu, giúp tối ưu diện tích sử dụng, mở rộng không gian phục vụ mà không cần tốn nhiều diện tích đất. Đây là lựa chọn phổ biến trong thời gian gần đây nhờ tính linh hoạt, chi phí hợp lý và khả năng thi công nhanh chóng.
Ưu, nhược điểm quán cafe khung thép 2 tầng
Ưu điểm
Tiết kiệm thời gian thi công
Nhờ sử dụng cấu kiện thép được gia công sẵn tại nhà máy, việc lắp dựng tại công trường diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm được từ 30 đến 50% thời gian so với mô hình xây bằng bê tông cốt thép. Điều này đặc biệt có lợi với các chủ quán muốn nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động để đón đầu thị trường hoặc tận dụng hợp đồng thuê mặt bằng ngắn hạn.
Linh hoạt với nhiều không gian, tối ưu chi phí
Mô hình quán cafe khung thép được biết tới với khả năng linh hoạt trong thiết kế, dễ dàng kết hợp với nhiều phong cách như industrial, tropical, rustic hay tối giản hiện đại. Vật liệu thép không chỉ nhẹ, dễ thi công mà còn có thể phối hợp linh hoạt với kính, gỗ, gạch trần, tạo nên không gian thẩm mỹ cao và giàu cá tính.
Đồng thời, nhờ đặc điểm không yêu cầu đào móng sâu, kết cấu nhẹ và ít nhân công lắp đặt, tổng chi phí đầu tư cũng giảm đáng kể so với các công trình bê tông truyền thống.
Tính thẩm mỹ cao
Một trong những lý do khiến mô hình quán cafe khung thép được yêu thích trong thiết kế hiện đại là nhờ tính thẩm mỹ linh hoạt và khả năng tạo hình đa dạng. Với kết cấu thép làm khung chính, không gian quán có thể dễ dàng “biến hóa” theo nhiều phong cách khác nhau – từ industrial mạnh mẽ, nhiệt đới (tropical) phóng khoáng cho đến thân thiện môi trường (eco-friendly) gần gũi thiên nhiên.
Dễ tháo lắp – di dời
Với những mô hình kinh doanh thuê mặt bằng có thời hạn hoặc cần thay đổi địa điểm linh hoạt, quán cafe khung thép hoàn toàn có thể tháo dỡ và di chuyển đến vị trí mới mà không cần xây dựng lại từ đầu. Đây là lợi thế rất lớn so với mô hình bê tông cố định.
Tận dụng được diện tích
Không gian hai tầng cũng cho phép chủ đầu tư tối ưu diện tích, tăng số lượng chỗ ngồi mà không phải mở rộng mặt bằng ngang. Tầng hai của quán có thể tận dụng làm khu chill, khu check-in, hoặc không gian riêng tư cho làm việc, đọc sách, tổ chức workshop nhỏ… giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả kinh doanh.
Nhược điểm
Chống nóng và cách âm kém nếu không xử lý tốt
Bên cạnh những ưu điểm trên, quán cafe khung thép 2 tầng cùng còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Đầu tiên, khả năng cách âm và cách nhiệt của thép và kính thường không tốt nếu không được xử lý kỹ lưỡng.
Vào mùa hè, thép và kính có thể hấp thụ nhiệt mạnh khiến không gian trở nên nóng bức, trong khi âm thanh dễ vọng gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách. vì vậy, chủ đầu tư bắt buộc phải đầu tư thêm vào các giải pháp chống nóng như lớp cách nhiệt, kính 2 lớp, trần chống ồn để đảm bảo chất lượng không gian.
Chi phí bảo trì định kỳ
Ngoài ra, khung thép cần được bảo trì định kỳ để tránh rỉ sét và hư hại do thời tiết, đặc biệt tại các vị trí mối nối, cột chịu lực và khu vực tiếp xúc với nước mưa. Việc sơn lại và kiểm tra thường xuyên là cần thiết để đảm bảo an toàn công trình về lâu dài.
Hạn chế trong thiết kế tầng 2
Về thiết kế kết cấu, tầng hai của quán cafe khung thép cũng có giới hạn tải trọng nhất định. Nếu không được tính toán kỹ từ đầu, việc bố trí các hoạt động như âm nhạc sống, sân khấu mini hay tập trung nhiều thiết bị nặng có thể ảnh hưởng đến độ bền và an toàn.
Sự khác biệt quán cafe khung thép và quán cafe xây thông thường
Tiêu chí |
Quán cafe khung thép |
Quán cafe xây truyền thống |
Thời gian thi công |
Nhanh, thường 30–50% thời gian so với xây truyền thống |
Lâu hơn do nhiều công đoạn: đổ móng, xây, tô trát,... |
Chi phí đầu tư ban đầu |
Thấp hơn, tiết kiệm vật liệu và nhân công |
Cao hơn, đặc biệt với công trình lớn hoặc nhiều tầng |
Tính linh hoạt |
Dễ tháo lắp, mở rộng hoặc cải tạo |
Khó thay đổi, mang tính cố định cao |
Phong cách thiết kế phù hợp |
Industrial, Minimalist, Rustic, hiện đại |
Indochine, Vintage, Tân cổ điển, phong cách châu Âu |
Độ bền và kết cấu |
Bền nếu thi công đúng kỹ thuật, có thể cần bảo trì định kỳ |
Bền vững, chắc chắn theo thời gian dài |
Khả năng tái sử dụng |
Cao – có thể tháo dỡ và tái sử dụng vật liệu |
Thấp – tháo dỡ thường gây hư hại lớn và khó tái dùng |
Phù hợp với mặt bằng |
Tốt với cả mặt bằng nhỏ, đất yếu hoặc cần thi công nhanh |
Phù hợp với mặt bằng cố định, đất chắc, đầu tư dài hạn |
Khi nào nên chọn mô hình quán cafe khung thép 2 tầng?
Quán cà phê khung thép hai tầng là lựa chọn lý tưởng cho các chủ đầu tư tìm kiếm linh hoạt, tiết kiệm chi phí và tiến độ thi công nhanh. Mô hình này đặc biệt phù hợp khi ngân sách hạn chế, cho phép khai trương trong thời gian ngắn nhờ cấu trúc lắp ghép sẵn.
Nếu bạn cần di chuyển địa điểm thường xuyên hoặc thuê mặt bằng tạm thời, khả năng tháo dỡ và lắp đặt lại dễ dàng của khung thép sẽ là một lợi thế lớn. Hơn nữa, thiết kế khung thép còn giúp tạo ra không gian mở, gần gũi thiên nhiên và mang đến phong cách độc đáo, không bị rập khuôn. từ đó thu hút khách hàng hiệu quả. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các quán cà phê sân vườn, phong cách tropical hay industrial.
Quy trình thi công quán cafe khung thép 2 tầng
Thi công quán cafe khung thép 2 tầng là một quá trình đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các khâu: từ thiết kế, gia công kết cấu cho đến hoàn thiện nội thất và bàn giao công trình. Dưới đây là quy trình cơ bản, được sắp xếp theo từng bước cụ thể để đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng kỹ thuật và hiệu quả vận hành sau này.
Bước 1. Khảo sát hiện trạng và tư vấn giải pháp
Trước tiên, đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư sẽ tiến hành khảo sát mặt bằng hiện trạng để đo đạc các thông số kỹ thuật như diện tích, độ cao cho phép, hướng nắng – hướng gió, khả năng thoát nước và điều kiện nền móng. Dựa trên các yếu tố này, đội ngũ thiết kế sẽ đưa ra phương án phù hợp với đặc thù mặt bằng, định hướng kinh doanh và ngân sách của chủ đầu tư.
Bước 2. Lập phương án thiết kế: kiến trúc, kết cấu và nội thất
Sau khi hoàn tất khảo sát, bước tiếp theo là xây dựng bản vẽ thiết kế tổng thể cho công trình. Giai đoạn này bao gồm việc thiết kế kiến trúc mặt tiền, phân chia công năng sử dụng cho từng tầng, tính toán kết cấu khung thép chịu lực và thiết kế phối cảnh nội – ngoại thất. Nếu công trình nằm trong khu vực cần xin phép xây dựng, bộ hồ sơ kỹ thuật cũng sẽ được hoàn thiện để trình cơ quan chức năng phê duyệt.
Bước 3. Gia công khung thép tại xưởng
Khi thiết kế được chốt, đội ngũ thi công sẽ tiến hành gia công toàn bộ hệ khung thép tại nhà máy, bao gồm các cấu kiện như cột, dầm, xà gồ, cầu thang và mái che. Việc sản xuất tại xưởng giúp đảm bảo độ chính xác cao, đồng thời rút ngắn thời gian thi công trực tiếp tại công trình.
Bước 4. Vận chuyển và lắp đặt kết cấu thép tại công trình
Tiếp theo, các cấu kiện thép sẽ được vận chuyển đến địa điểm thi công. Đội ngũ kỹ thuật sẽ tiến hành lắp ráp kết cấu theo trình tự từ móng → khung tầng trệt → sàn tầng hai → hệ mái → hoàn thiện tường và trần. Tùy thuộc vào thiết kế cụ thể, các mối nối có thể được thực hiện bằng hàn hoặc vít bắt để đảm bảo liên kết chắc chắn và thẩm mỹ cao.
Bước 5. Thi công hệ thống kỹ thuật
Sau khi khung kết cấu được hoàn thiện, bước tiếp theo là lắp đặt hệ thống kỹ thuật, bao gồm hệ thống điện, nước, cấp thoát nước, điều hòa không khí, hệ thống thông gió và ánh sáng. Giai đoạn này cần được thực hiện cẩn thận, đúng bản vẽ kỹ thuật để đảm bảo không ảnh hưởng đến kết cấu thép và vẫn đảm bảo hiệu suất hoạt động ổn định khi vận hành.
Bước 6. Hoàn thiện mặt ngoài và nội thất
Khi các hệ thống kỹ thuật đã được lắp đặt xong, công trình sẽ bước vào giai đoạn hoàn thiện. Quá trình này bao gồm lắp kính mặt ngoài, ốp gỗ, sơn phủ, lát sàn và các hạng mục trang trí ngoại thất. Sau đó là lắp đặt nội thất như quầy bar, bàn ghế, tủ trưng bày, hệ thống đèn trang trí và cây xanh. Tất cả các chi tiết cần được hoàn thiện theo phong cách thiết kế đã thống nhất từ đầu, nhằm tạo nên một tổng thể đồng bộ, chuyên nghiệp và thu hút.
Bước 7. Nghiệm thu, bàn giao và hỗ trợ bảo trì
Cuối cùng, toàn bộ công trình sẽ được nghiệm thu kỹ lưỡng để kiểm tra độ an toàn kết cấu, chất lượng hoàn thiện và tính thẩm mỹ tổng thể. Sau đó, đơn vị thi công sẽ bàn giao lại công trình cho chủ đầu tư kèm theo hướng dẫn vận hành, lịch bảo trì định kỳ cho các hạng mục như thép, kính, hệ thống điện nước và các thiết bị kỹ thuật. Nếu phát sinh sự cố trong quá trình sử dụng, đội ngũ kỹ thuật cũng sẽ hỗ trợ khắc phục nhanh chóng để đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.
Top 5 mẫu quán cafe khung thép 2 tầng được ưa chuộng nhất năm 2025
Quán cafe khung thép kết hợp kính toàn phần
Mẫu thiết kế này sử dụng kính lớn bao quanh tầng 1 và tầng 2, giúp ánh sáng tự nhiên tràn ngập không gian. Nếu vị trí quán cafe bạn ở ngay mặt phố, ngã tư đông đúc, đây sẽ là phong cách thiết kế quán cafe khung thép dành riêng cho bạn, vừa mở tầm nhìn, vừa tăng độ nhận diện thương hiệu. Phong cách thường kết hợp industrial hoặc hiện đại tối giản.
Quán cafe tiền chế bằng container
Quán cafe tiền chế bằng container sử dụng các khối container kết hợp với khung thép để tạo nên kiến trúc độc đáo, phá cách. Mẫu thiết kế này sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí vật liệu, thi công nhanh, dễ di chuyển, phù hợp với khách hàng trẻ, phong cách đường phố hoặc take-away.
Quán cafe khung thép 2 tầng sân vườn
Quán cafe khung thép sân vườn được thiết kế với không gian kết hợp giữa khung thép và cây xanh, hồ nước, sân gạch hoặc sỏi lát. Thường sử dụng nhiều kính để mở tầm nhìn ra thiên nhiên, đem đến cảm giác thư giãn, trong lành. Đây là lựa chọn lý tưởng cho mô hình cafe – chill, workshop nhỏ hoặc cafe buổi tối.
Quán cafe khung thép phối gỗ mộc
Khác với các phong cách thiết kế quán cafe khung thép trên, quán cafe khung thép phối gỗ mộc được ứng dụng thép kết hợp vật liệu gỗ tự nhiên tạo cảm giác vừa công nghiệp vừa mộc mạc. Nội thất thường theo hướng eco-friendly, rustic hoặc Nhật Bản tối giản. Không gian ấm cúng, tinh tế, phù hợp khách hàng trưởng thành, làm việc hoặc đọc sách.
Quán cafe dạng nhà ống khung thép
Với các mặt bằng hẹp chiều ngang nhưng sâu, thường gặp tại các khu phố thì quán cafe dạng nhà ống khung thép sẽ là sự lựa chọn tối ưu. Thiết kế nhà ống khung thép giúp mở rộng thêm tầng, đảm bảo thông gió – ánh sáng và dễ trang trí. Tầng 2 có thể là không gian riêng tư, tạo điểm nhấn với trần cao hoặc sân thượng nhỏ.
Kết luận
Thiết kế quán cafe khung thép 2 tầng là một giải pháp tối ưu cho những chủ đầu tư mong muốn không gian ấn tượng, chi phí hợp lý và thời gian thi công nhanh chóng.Nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng thiết kế quán cafe độc đáo, bền vững và phù hợp với ngân sách, quán cafe khung thép 2 tầng chắc chắn là lựa chọn đáng cân nhắc.
Liên hệ với KenDesign qua hotline 0987 413 998 hoặc fanpage để được tư vấn miễn phí và hiện thực hóa không gian kinh doanh mơ ước của bạn ngay hôm nay!
>>> Xem thêm: 7+ Sai lầm trong thiết kế nội thất quán cafe nhỏ khiến 90% quán phải đóng cửa