Hiện nay, kinh doanh nhà hàng ở trung tâm thương mại dần trở thành xu hướng kinh doanh chủ đạo. Để có thể kinh doanh hiệu quả, rất nhiều chủ đầu tư chú trọng vào thiết kế phong cách nhà hàng. Làm sao để thiết kế nhà hàng ở trung tâm thương mại đẹp mà chi phí không quá cao? Sau đây là những chia sẻ từ nhà Ken sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm.
1. Bố trí nội thất cho nhà hàng ở trung tâm thương mại
Việc bố trí nội thất rất ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng và cảm nhận của họ khi đến với nhà hàng. Đặc trưng của các thiết kế nhà hàng ở trung tâm thương mại là thường bị giới hạn về mặt không gian và diện tích. Đây là một bài toán khó khi phải cân bằng giữa khả năng phục vụ khách hàng và tính thu hút khách hàng.
Hầu hết các nhà hàng đều có những khu vực khác nhau dành cho các chức năng khác nhau. Khu nhà bếp phục vụ cho việc chế biến, bảo quản nguyên liệu; khu phục vụ khách hàng dành cho việc ăn uống, thưởng thức món ăn; khu vực quầy dành cho việc chăm sóc khách hàng, thanh toán. Ngoài ra còn có các khu vệ sinh, khu để xe…Mỗi khu vực này đều cần có cách bài trí nội thất riêng để phù hợp với chức năng sử dụng. Bố trí khu vực chức năng cần lưu ý về sự liên kết trong nhu cầu sử dụng giữa các không gian với nhau, hỗ trợ nhau để công việc đạt hiệu quả cao nhất, giao thông đi lại trong nhà hàng thuận tiện.
Đối với những nhà hàng thưởng thức thì cần tập trung vào khu vực phục vụ khách hàng. Không gian cần có sự riêng tư để cho khách thoải mái khi thưởng thức bữa ăn. Lượng khách đến trung tâm thương mại một ngày rất đông, người qua lại rất nhiều nên thường khá ồn ào. Không gian bị hạn chế nhưng cần có sự riêng tư mang lại một khó khăn trong việc thiết kế.
Ngược lại, ở trung tâm thương mại, những nhà hàng take away hiện nay khá phổ biến. Những nhà hàng này chỉ cần tập trung vào khu vực quầy và khu vực nhà bếp để nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Hai khu vực này cần thiết kế sáng sủa, sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo ấn tượng cho người dùng. Đối với khách hàng chờ đồ ăn thì có thể sắp xếp thêm ghế rời, vừa thuận tiện vừa nhỏ gọn.
Xem thêm: Kinh doanh nhà hàng ở trung tâm thương mại cần lưu ý những gì?
2. Thiết kế nhà hàng dựa vào phong cách của trung tâm thương mại
Mặt bằng nhà hàng ở trung tâm thương mại thường là có sẵn rồi sau đó sẽ thiết kế. Một lưu ý khi thiết kế chính là đảm bảo sự hài hòa giữa phong cách nhà hàng và trung tâm thương mại. Một điều khó khi thiết kế là bạn cần dựa trên kiến trúc có sẵn và không được tác động làm thay đổi kết cấu kiến trúc của tòa nhà. Phần lớn các trung tâm thương mại ở Việt Nam hiện nay đều theo hơi hướng hiện đại, đơn giản. Các gian hàng được phân chia vuông vức, dễ dàng cho việc lên ý tưởng thiết kế nhà hàng.
Hiện nay có vô vàn phong cách để chủ đầu tư có thể lựa chọn như phong cách Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, hiện đại, tối giản… Việc của bạn là định hướng phong cách cho nhà hàng và thận trọng khi đưa ra quyết định. Bắt kịp xu hướng nhưng không nên chạy theo số đông, “hòa nhập chứ không hòa tan”. Có thể hiện tại xu hướng này được rất nhiều người yêu thích nhưng chỉ khoảng vài tháng nữa sẽ bị “lỗi mốt”. Các nhà đầu tư nên có tầm nhìn dài hạn khi chọn phong cách cho nhà hàng của mình. Phải làm sao để hình ảnh quán bật ra ngay khi nhắc đến tên quán. Hơn thế, phong cách nhà hàng cần hài hòa với phong cách trung tâm thương mại.
3. Lựa chọn bàn ghế cho nhà hàng ở trung tâm thương mại
Trong không gian bị hạn chế của trung tâm thương mại, việc sắp xếp bàn ghế rất ảnh hưởng đến quán. Tùy thuộc vào phong cách nhà hàng theo đuổi thì có những lựa chọn bàn ghế khác nhau. Với không gian bị hạn chế thì bàn ghế rời là sự lựa chọn hợp lý nhất. Khoảng trống giữa các bàn ghế nên là 1m. Khoảng cách này đảm bảo được sự riêng tư cho khách hàng và thuận tiện trong di chuyển của nhân viên phục vụ.
Rất nhiều người mắc sai lầm khi lựa chọn nội thất rẻ tiền để tiết kiệm chi phí. Bàn ghế nhìn có vẻ tồi tàn sẽ làm nhà hàng “mất điểm” trong mắt khách hàng. Khách hàng thậm chí sẽ không muốn bước vào nhà hàng chứ đừng nói đến việc họ sẽ thưởng thức món ăn của bạn.
Bàn ghế, vật dụng trang trí nên đặt vừa đủ, không nên tham lam, nhồi nhét quá nhiều. Điều đó tạo nên cảm giác chật chội, lộn xộn trong không gian nhà hàng. Nên chọn bàn ghế, vật dụng trang trí phù hợp với phong cách mà nhà hàng hướng đến.
Xem thêm: Bí quyết gì khiến cho những thiết kế nhà hàng lô góc luôn được ưa chuộng?
4. Màu sắc của nhà hàng ở trung tâm thương mại
Có một câu nói “Màu sắc là một trong những phương thức giao tiếp thuần khiết và nguyên sơ nhất mà chúng ta có được”. Mỗi màu sắc đều có ý nghĩa riêng và mang đến hiệu ứng thị giác khác biệt. Nhiều nhà thiết kế tận dụng triệt để tác động của màu sắc đến tâm lý con người thông qua sơn tường, màu menu…
Các màu sắc được sử dụng nhiều trong các nhà hàng ở trung tâm thương mại là màu đỏ, cam, vàng, trắng… Màu đỏ gợi lên sự mời gọi, ấm áp và kích thích thị giác khách hàng. Màu cam mang đến sự hạnh phúc, vui vẻ, khiến khách hàng “tạm gác âu lo” trong cuộc sống. Màu vàng có tác dụng làm ổn định tâm lý người nhìn, tạo cảm giác thèm ăn…
Một lưu ý nho nhỏ là màu sắc chỉ để làm nổi bật sản phẩm chứ không được nhấn chìm sản phẩm. Không nên sử dụng một màu cho quá nhiều chi tiết, như vậy sẽ khiến khách hàng bị “ngợp” trong không gian. Nên kết hợp các màu sắc đan xen để tạo ra hiệu ứng thị giác tốt nhất
Xem thêm: Những mô hình kinh doanh quán ăn healthy nhà đầu tư nên biết
Trên đây là những chia sẻ được đúc kết từ nhiều năm kinh nghiệm của nhà Ken. Không có nguyên tắc nào đảm bảo 100% thành công, vì vậy phải không ngừng sáng tạo và học hỏi.
Thiết kế nội thất Ken Design
Để có thể thiết kế nhà hàng ở trung tâm thương mại là một điều không hề đơn giản. Chính vì thế các nhà đầu tư nên tìm cho mình một đơn vị thiết kế và thi công uy tín để cùng thực hiện dự án.
Và Ken Design tin rằng chúng tôi sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của các bạn trong những bước đầu xây dựng mô hình nhà hàng.