Để có thể xác định được mức đầu tư, các khoản chi phí trong kinh doanh F&B không hề đơn giản, bởi nó ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khác nhau. Chỉ khi bạn hiểu được những yếu tố này thì việc lên dự toán, cũng như xác định những nhu cầu khi kinh doanh mới trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các yếu tố chính tác động đến dự toán chi phí setup, cùng tham khảo để có thêm được kinh nghiệm cho việc kinh doanh của bạn nhé.
Địa điểm, khu vực kinh doanh
Khi dự toán chi phí setup trong kinh doanh nhà hàng, vị trí và địa điểm kinh doanh đóng vai trò quan trọng. Tại mỗi tỉnh thành đơn giá xây dựng, vật liệu xây dựng sẽ khác nhau, ví dụ chi phí nhân công tại Hà Nội và Hồ Chí Minh sẽ khác nhau, Chi phí nhân công tại Hải phòng và Quảng Ninh sẽ cao hơn tại Hà Nội. Một số tỉnh sẽ không có nhân công mà thường phải lấy nhân công tại địa phương khác đến vì thế chi phí sẽ cao hơn các tỉnh có sẵn nguồn nhân công địa phương.
Chưa kể, chi phí vật liệu mỗi địa điểm cũng khác nhau do vật liệu nội thất tại mỗi địa phương sẽ có nguồn cung nguyên liệu khoảng cách xa gần khác nhau, ví dụ các tỉnh miền núi sẽ có đơn giá xi cát cao hơn tại đồng bằng do quãng đường vận chuyển. Chính bởi vậy mà việc xác định được địa điểm, khu vực kinh doanh sẽ giúp bạn lên dự toán hiệu quả hơn.
Diện tích mặt bằng kinh doanh
Đây chính là tiêu chí mà các đơn vị xây dựng thường lấy làm cơ sở để khái toán, dự toán chi phí setup ví dụ theo kinh nghiệm 1 m2 sàn lấy 1 triệu thì 100 m2 sàn khái toán khoảng 100 triệu. Đơn giản ta có thể hiểu là diện tích càng lớn thì chi phí lại càng nhiều do khối lượng vật tư, nhân công hoàn thiện sẽ nhiều hơn.
Diện tích sàn càng lớn thì đơn giá trên 1 m2 sàn sẽ càng giảm. Do tiêu chí về khối lượng công việc lớn sẽ giảm các chi phí chung như chi phí lán trại, vận chuyển, quản lý .v.v và ngược lại công trình diện tích nhỏ thì đơn giá trên 1 m2 sẽ càng cao.
Tóm lại thì diện tích càng lớn thì tổng số tiền càng lớn nhưng số tiền trên 1 m2 sẽ càng giảm và ngược lại, các bạn lưu ý điểm này để có thể được giá thi công tốt nhé.
Quy mô ( số tầng) trong kinh doanh
Việc dự toán chi phí setup sẽ tăng lên theo số tầng mà bạn định đầu tư. Số tầng càng nhiều thì tổng số tiền đầu tư càng lớn, do khối lượng tăng lên. Nếu cùng 1 diện tích nhưng số tầng khác nhau thì thấp tầng sẽ có lợi thế hơn ví dụ như 150m2 sàn nếu làm 1 tầng thì tổng chi phí sẽ giảm so với làm 3 tầng mỗi tầng 50m2.
Số tầng đối với thi công xây dựng rất quan trọng, công trình dưới 5 tầng thì càng cao càng giảm giá trên 1 m2 do hệ số chi phí móng chia bình quân trên tổng diện tích sàn sẽ giảm. Ở đây ta chỉ xét trường hợp thường gặp nhé.
Vị trí kinh doanh của hàng
Mỗi vị trí cửa hàng có sự ảnh hưởng nhất định đến mức đầu tư, có 3 vị trí thường gặp như sau.
+ Shop mặt đường: là các shop có mặt tiền tiếp xúc với đường lớn tiếp cận với khách hàng lưu thông qua lại trên đường đi.
+ Shop trong trung tâm thương mại: là loại hình shop in shop nó có ưu điểm là nhiều thứ chung với tòa nhà như điện chiếu sáng, điều hòa, vệ sinh do đó có thể tiết kiệm chi phí đầu tư hơn.
+ Xây từ đất trống: Là loại hình đang phát triển gần đây, loại hình này có chi phí cao nhất, do phải đầu tư phần thô sau đó mới đến hoàn thiện. Các cửa hàng đầu tư dạng này là những người đầu tư lâu dài do chi phí thuê đất thấp hơn nhiều so với thuê các mặt bằng thông thường.
Đầu tư xây dựng phần thô
Trong dự toán chi phí setup, việc đầu tư cho phần thô là điều quan trọng. Phần thô ở đây chỉ là có đầu tư hay không, giống như đã giải thích bên trên nếu bạn đầu tư từ đất trống thì bạn sẽ có thêm chi phí xây dựng phần thô, trường hợp có sẵn phần thô thì bạn chỉ bao gồm chi phí hoàn thiện nội thất thôi nhé. Trong trường hợp này, chi phí thiết kế thi công sẽ tăng lên rất nhiều, bởi vậy, đối với chủ đầu tư lựa chọn mô hình kinh doanh từ đất trống, hãy chuẩn bị nguồn vốn nhằm đảm bảo quá trình thiết kế thi công diễn ra nhanh chóng và đúng theo kế hoạch.
Trường hợp có sẵn phần thô nhưng xuống cấp bạn muốn phá dỡ và làm mới thì lại giống phần đầu tư đất trống cộng thêm chi phí phá dỡ vận chuyển. Hoặc nếu bạn muốn phá dỡ một phần, thay đổi không gian cho phù hợp với loại hình kinh doanh, các khoản chi phí về phá dỡ, xây dựng và sơn sửa cũng cần phải được tính toán. Đương nhiên, nó sẽ không tốn kém như việc bạn xây dựng từ đất trống.
Loại hình xây dựng ảnh hưởng đến dự toán
Khi dự toán chi phí setup, chủ đầu tư cần phải xác định được loại hình xây dựng mà mô hình kinh doanh của bạn hướng tới. Loại hình xây dựng thông thường có 2 loại là loại hình nhà bê tông cốt thép và nhà khung thép tiền chế. Nếu muốn xây dựng mới bạn nên tìm hiểu và so sánh 2 loại hình này.
+ Loại hình nhà bê tông cốt thép được xây kiên cố, vững chắc, và lâu dài chi phí như xây nhà dân dụng thông thường.
+ Loại hình nhà thép tiền chế là loại hình thường áp dụng cho đầu tư kinh doanh khai thác tối đa cơ hội tức thời gian thi công nhanh chóng, mức độ linh hoạt cao và đầu tư nhìn chung sẽ cao hơn nhà bê tông cốt thép 1 chút
Khi xác định được những yếu tố này, việc lên dự toán chi phí setup sẽ nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều. Nó giúp chủ đầu tư có thể hiểu hơn về ưu điểm, hạn chế của từng yếu tố, cũng như tác động của một số những yếu tố đến đơn giản, mức đầu tư.
Nếu bạn muốn khái toán nhanh chóng, chính xác, hãy liên hệ với Ken Design, chúng tôi xây dựng bộ công cụ hỗ trợ, giúp khái toán nhanh chóng, hiệu quả để chủ đầu tư không cần mất nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình một cách hiệu quả nhất.
>> Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến bảng dự toán chi phí setup trong kinh doanh (P2)