Lưu lại ngay: Quy trình nhượng quyền thương hiệu

13/09/2020

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu có thể coi là "đường chim bay" giúp bạn chạm đến vạch đích thành công nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong giai đoạn khởi nghiệp và "tập tành" phát triển bản thân, con đường này có khá nhiều sỏi đá, yêu cầu bạn phải trang bị hành trang vững chãi để tự tin xông pha. Một trong những điều căn bản cần chuẩn bị chính là hiểu rõ quy trình nhượng quyền thương hiệu, đảm bảo pháp lý, lợi ích và xác định chiến lược cho chính mình.

Đối với người bán nhượng quyền thương hiệu

Thực tế, những đơn vị bán nhượng quyền thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng, phát triển và mở rộng thương hiệu kinh doanh của chính mình. Từ đó, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ các chi nhánh con phát triển lớn mạnh. Vì vậy, quy trình nhượng quyền thương hiệu cũng không hề đơn giản, cụ thể như sau:

Bước 1: Phân tích và đánh giá mô hình kinh doanh của mình. Đảm bảo 2 tiêu chí quan trọng là thương hiệu được nhiều người yêu thích trong lĩnh vực và khả năng sinh lời, thu hồi vốn cao. Đặc biệt, mô hình của bạn phải có khả năng nhân rộng ra các địa bàn xung quanh.

Bước 2: Chuẩn hoá và quy trình hoá toàn bộ hoạt động của cửa hàng. Để " đóng gói " cửa hàng của bạn trong một cuốn cẩm nang hướng dẫn nhân viên sẽ bao gôm: quy định, quy trình, quy tắc, quy phạm và các nội quy của cửa hàng. Chuẩn hoá bộ nhận diện thương hiệu bao gồm: logo, slogan, quy định về thiết kế màu sắc, hoạ tiết, nội thất của không gian cửa hàng,...

Bước 3: Tìm hiểu và làm các thủ tục pháp lý. Bạn nên thuê đơn vị cố vấn về luật pháp uy tín chuyên nghiệp để hoàn thiện các hồ sơ yêu cầu như thủ tục pháp lý, bảng báo cáo tài chính.

Bước 4: Thiết kế mô hình nhượng quyền thương hiệu của mình. Công bố các chính sách, chi phí nhượng quyền, chi phí và tỉ lệ bản quyền; thời hạn cho mỗi hợp đồng nhượng quyền; điều kiện đối với bên được nhượng quyền như tài chính, vị trí địa lý, mặt bằng,...

Bước 5: Hoàn thiện các thủ tục giấy tờ và đăng ký là nhà nhượng quyền.

Bước 6: Thành lập đội ngũ quản lý việc nhượng và bán nhượng quyền cho các nhà đầu tư.

Bước 7: Đào tạo, hỗ trợ các đại lý nhượng quyền kinh doanhĐiều này được thực hiện liên tục xuyên suốt quá trình sau này, liên tục kiểm tra kiểm soát các đại lý, chạy các chương trình quảng cáo cho các đại lý nhằm thú đẩy kết quả kinh doanh từng điểm bán.

>> Xem thêm: 6 tử huyệt trong kinh doanh nhượng quyền

Đối với người mua nhượng quyền thương hiệu

Người mua cần đặc biệt chú ý đến quy trình nhượng quyền thương hiệu. Bởi, khi bạn bắt đầu khởi nghiệp, bạn chưa có kinh nghiệm quản trị, tuyển dụng nhân viên, đào tạo đội nhóm và cũng chưa có các kỹ năng khác liên quan đến xây dựng phát triển thương hiệu,… bạn cần học hỏi, tiếp thu và phát huy điểm mạnh của mình:

Bước 1: Đánh giá về bản thân. Bạn cần đánh giá về khả năng tài chính, mức độ đầu tư cũng như sự phù hợp với mô hình kinh doanh của mình, có đảm bảo cho hoạt động kinh doanh không? Đặc biệt mô hình kinh doanh này đòi hỏi người có tính kỷ luật cao, chấp hành các quy định và tiêu chuẩn ngặt nghèo của bên nhượng quyền nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều tại các điểm bán.

Bước 2: Lựa chọn thương hiệu nhượng quyền. Bạn cần xem xét nhiều thương hiệu trong ngành, lĩnh vực mà mình đang quan tâm sau đó so sánh về thương hiệu. Tránh mua các thương hiệu có tuổi đời thấp dưới 2 năm, thương hiệu mà ít người biết tới vì sẽ không đạt được hiệu quả cao.

Bước 3: Tìm hiểu về công ty, đơn vị nhượng quyền. Là tìm hiểu về người chủ của thương hiệu đó cũng như đơn vị, công ty nhượng quyền thông qua các kênh như mạng xã hội, văn phòng nhượng quyền.

Bước 4: Tìm hiểu cửa hàng khác trong hệ thống. Bạn có thể tham quan nhiều địa điểm cửa hàng và so sánh các cửa hàng với nhau. Các tiêu chí tìm hiểu gồm: quan sát số lượng, khách hàng/ ngày,... Từ đó đưa ra đánh giá về doanh thu, chất lượng phục vụ của nhân viên.

Bước 5: Xem các hợp đồng điều khoản và năng lực của bên nhượng quyền. Bạn cần liên hệ với bộ phận nhượng quyền để tìm hiểu trước các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền. Tại đây bạn cần lưu ý rất nhiều điều khoản trong đó có chi phí nhượng quyền, chi phí vận hành hàng tháng, thời gian, thời hạn của hợp đồng, các điều khoản về hỗ trợ điểm bán.

Bước 6: Tìm mặt bằng phù hợp. Tìm mặt bằng phù hợp với mô hình kinh doanh và điều khoản trong hợp đồng kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Bạn có thể tham khảo mặt bằng tại các điểm đã kinh doanh tốt của thương hiệu để lựa chọn địa điểm tương đồng. Tránh các địa điểm cùng thương hiệu mà quá gần địa điểm bạn muốn mở.

Bước 7: Ký hợp đồng nhượng quyền. Kiểm tra lại một lần nữa các điều khoản ghi trong hợp đồng. Hợp đồng thường một chiều với hướng có lợi cho công ty nhượng quyền. Vì vậy, điều tốt nhất là bạn cần sự tư vấn của chuyên gia về lĩnh vực này để hiểu rõ và thương lượng.

Bước 8: Mở cửa hàng để bắt đầu quá trình kinh doanh và đầu tư của mình.

Trên đây là quy trình nhượng quyền thương hiệu của bên bán và bên mua. Hãy tham khảo và lưu lại bạn nhé, nếu có thắc mắc hãy liên hệ với công ty cổ phần nội thất KenDesign để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp tất cả, đồng hành với chủ đầu tư trên cả nước trong setup, tính điểm hòa vốn và thiết kế thi công nhà hàng, cafe, trà sữa. Vì vậy, hãy liên hệ ngay bạn nhé.

>> Xem thêm:  5 lợi thế khi kinh doanh nhượng quyền

Bài viết nổi bật

Review Thiết kế Katinat Saigon Kafe - Khác biệt tạo nên thương hiệu trendy

2024th03

Review Thiết kế Katinat S...
Katinat đang là một trong những thương hiệu R&B hot nhất được giới trẻ đón n....
Review Thiết kế Katinat Bình Dương - Tái hiện những đường cong của tự nhiên

2024th03

Review Thiết kế Katinat B...
Chiêm ngưỡng một thiết kế đậm chất nghệ thuật lấy cảm hứng từ những đường cong t....
Khám phá về thiết kế quán cafe Phê La - Phong cách riêng tạo điểm nhấn

2024th03

Khám phá về thiết kế quán...
Phê La ngày càng khẳng định sức ảnh hưởng của mình trên thị trường F&B với h....
Review Thiết kế Phê La Phạm Ngọc Thạch - Diện mạo mới ấn tượng

2024th03

Review Thiết kế Phê La Ph...
Phê La Phạm Ngọc Thạch - một điểm đến quen thuộc, chào đón mọi người với hình ản....
Review Thiết kế Phê La Đà Nẵng - Đậm chất “Nguyên bản”

2024th03

Review Thiết kế Phê La Đà...
Phê La là thương hiệu trà sữa nổi tiếng trong giới trẻ cả nước đã chính thức có....
Ý tưởng thiết kế nội thất quán cafe nhỏ khiến khách hàng mê mệt

2023th09

Ý tưởng thiết kế nội thất...
Hiện nay phong cách thiết kế đơn giản hóa được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn giữ....
Hướng dẫn thiết kế quán cafe nhỏ đẹp giá rẻ hữu ích

2023th08

Hướng dẫn thiết kế quán c...
Chủ đầu tư đang ấp ủ dự định kinh doanh quán cafe nhưng với nguồn tài chính hạn....
6 sai lầm nhất định phải tránh khi thiết kế quán cafe nhỏ

2023th08

6 sai lầm nhất định phải...
Các nhà đầu tư hiện nay vốn rất thông minh nhanh nhạy, thay vì chạy theo xu thế,....
Cách thiết kế quán cafe nhỏ đẹp ấn tượng năm 2024

2023th08

Cách thiết kế quán cafe n...
Xu hướng kinh doanh quán cafe đang phát triển đặc biệt ở những thành phố, tuy nh....
Hướng dẫn thiết kế quán cafe nhỏ đẹp ấn tượng

2023th08

Hướng dẫn thiết kế quán c...
Bạn có từng thắc mắc khách hàng ngày càng có đa dạng sự lựa chọn, nhưng điều gì....
Review Mermon Coffee Royal City - Thiết kế hiện đại đậm chất "minimalism"

2022th11

Review Mermon Coffee Roya...
Mang những đường nét ấn tượng trong phong cách thiết kế, Mermon Coffee Royal Cit....
Kinh nghiệm bố trí mặt bằng nhà hàng BBQ hiệu quả và đúng tiêu chuẩn

2022th11

Kinh nghiệm bố trí mặt bằ...
Bố trí mặt bằng nhà hàng BBQ không chỉ là yếu tố then chốt quyết định đến sự thà....
xem thêm
0987.413.998 Fb Chat Facebook Z Chat Zalo