Doanh nghiệp F&B “nghỉ phép” hay “lấy đà”?
Trong bối cảnh Covid 19 lan rộng trên phạm vi cả nước như hiện nay, các tổ chức và doanh nghiệp đều đang siết chặt trong khâu tổ chức sản xuất và kinh doanh nhằm đẩy lùi dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp F&B đã tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của chính phủ. Nhưng có phải tất cả doanh nghiệp F&B đều đang đi lùi? Là một người hiểu biết về ngành F&B, chắc hẳn bạn cũng thấy rằng câu trả lời là “Không”.
Trong khi nhiều ngành hàng đang có chỉ số tăng trưởng âm thì kinh doanh thực phẩm (F&B) đã có tốc độ phục hồi khả quan trong những tháng đầu năm 2021. Ông Lưu Huỳnh - Trưởng phòng Marketing Công ty TNHH Meizan CLV chia sẻ, trái với lo lắng dịch bệnh làm ảnh hưởng tới lĩnh vực F&B, trong 5 tháng đầu năm nay doanh thu của các sản phẩm nui, mì… nói chung tăng khả quan. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 5/2021 tăng mạnh 20% so với tháng 4/2021. “Chúng tôi dự báo năm nay doanh thu dù không tăng đột biến nhưng mức tăng trưởng 20% là trong tầm tay. Tuy vậy, mức tăng không phải ở tất cả nhóm hàng, mà nằm ở các mặt hàng nhu yếu phẩm. Chẳng hạn mì trứng, nui thì tăng nhiều, còn nhóm bột chiên giòn thì tăng ít hơn”- ông Huỳnh chia sẻ.
Trên thực tế, ngành F&B tại Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng khi doanh thu toàn thị trường rơi vào khoảng hơn 700 nghìn tỷ trong năm 2020 (Theo báo cáo của Euromonitor). Dự báo doanh thu của ngành F&B ở Việt Nam trong 2 năm tới có thể đạt quy mô gấp đôi và tiếp tục là một "miếng bánh" hấp dẫn các nhà đầu tư trong năm nay. Chẳng hạn, trong tháng 3/2021 Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) đã khánh thành Tổ hợp sản xuất Thực phẩm - Đồ uống với tổng mức đầu tư 1.600 tỷ đồng tại Hậu Giang.
Đó là thành quả của những doanh nghiệp lớn, sản xuất những nhu yếu phẩm cần thiết. Vậy những doanh nghiệp F&B mô hình nhà hàng, quán cafe phục vụ đồ ăn quy mô nhỏ hơn sẽ như thế nào?
Cú bật xa chỉ dành cho những ai thực sự biết nắm bắt
Khác với những doanh nghiệp sản xuất lớn, các doanh nghiệp F&B mô hình nhà hàng và quán cafe có vẻ thật sự đáng lo khi phải đóng cửa nghỉ dịch, đặc biệt ở những thành phố lớn. Dịch vụ ăn, uống từ trước tới nay vẫn luôn được xếp vào nhu cầu cơ bản nhất của con người. Từ cơm đường cháo chợ, các quán ăn vỉa hè cho đến những nhà hàng sang trọng, mỗi sản phẩm đều dễ dàng thu hút khách hàng của riêng mình. Nhu cầu ăn ngon thường đến trước nhu cầu mặc đẹp. Có thể thấy tiềm năng của thị trường F&B chưa bao giờ khiến chủ đầu tư phải nghi ngờ.
Ấy vậy mà sự hiện diện của một nhân vật không-mời-mà-tới đã khiến cho toàn ngành dịch vụ bị chững lại. Lần đầu tiên người dân hầu khắp cả nước chứng kiến hình ảnh chống “giặc” khốc liệt trong thời bình. Chính phủ kêu gọi “ở nhà là yêu nước”, “ai ở chỗ nào ở yên chỗ đó”... thực hiện đóng cửa tất cả nhà hàng, quán cafe để kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh. Nhưng đóng cửa hình như cũng không đồng nghĩa với việc dừng hoạt động doanh nghiệp, thậm chí đây có lẽ chính là thời điểm thích hợp để các thương hiệu tìm cách đi sâu vào tâm trí khách hàng.
Có thể khẳng định điều quan trọng nhất khi làm kinh doanh chính là nắm bắt được thị trường. Khi các hàng quán dừng hoạt động, không chỉ chủ đầu tư cảm thấy sốt sắng mà thật ra chính các khách hàng cũng “đứng ngồi không yên”. Hàng loạt những bài viết với chủ đề “Nếu biết đó là lần cuối đi uống cafe, tôi đã...”, “Nếu biết đó là lần cuối đi uống trà sữa, tôi đã...” hay “Hết dịch mình sẽ đi ăn/ đi uống ở...” mọc lên không ngừng trên những trang mạng xã hội. Những thương hiệu hướng đến tập khách hàng trẻ chắc cũng “lướt mỏi tay” với nhiều bài viết như vậy.
Đó cũng chính là việc quan trọng để thấy khao khát được ra-khỏi-nhà vô cùng mạnh mẽ của tất cả mọi người, mọi độ tuổi hay giới tính. Ai cũng có nhu cầu được bầu bạn, được vui vẻ dạo bước trên phố, hay đơn giản là gặp nhau ăn một bữa cơm. Vậy có thể thấy sau khi dịch bệnh chấm dứt, các doanh nghiệp F&B mô hình nhà hàng, quán cafe nhỏ sẽ đứng ở vị trí của các doanh nghiệp sản xuất lớn hiện nay, hứa hẹn một mức tăng trưởng đầy bùng nổ.
Tận dụng “Cái khó ló cái khôn” cho doanh nghiệp F&B mô hình nhà hàng, quán cafe
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đây cũng là dịp để các doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội. Các doanh nghiệp nhạy bén sẽ chuyển trạng thái từ “đóng băng” sang nắm bắt ngay những thời cơ mới để phát triển. Đây là cơ sở thúc đẩy việc nâng cao năng lực của nền kinh tế, làm tiền đề cho một sự phát triển bền vững hơn. Vậy thời cơ mới ở đây có thể là gì?
Bắt kịp thói quen tiêu dùng của khách hàng
Do ảnh hưởng của covid-19, rất nhiều xu hướng tiêu dùng của người dân đã thay đổi. Một trong số đó có thể kể đến là hạn chế tiêu dùng tiền mặt, thích nghi tương đối với các nền tảng online, không chỉ mạng xã hội mà còn có các trang thương mại điện tử. Và một khi họ đã quen với việc mua hàng và thanh toán online như vậy, có lẽ chính chủ đầu tư nên cân nhắc mở những gian hàng trên các app đặt đồ nổi tiếng như Nowfood, Grabfood, Beamin... cũng như liên kết với các ví điện tử. Mỗi app đặt hàng và ví điện tử đều có những chính sách khác nhau để chủ đầu tư tìm hiểu và chọn lựa.
Cũng vì ảnh hưởng của dịch bệnh, gần hết người dân đều đặt nhiều sự quan tâm hơn đến các sản phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Không thể phủ nhận rằng, càng ngày nhu cầu được an toàn càng thu hẹp khoảng cách với nhu cầu thiết yếu trong tháp nhu cầu Maslow. Khách hàng ý thức rất cao về việc mua sắm, tiêu dùng mặt hàng thực phẩm. Vậy thì các nhà hàng, quán cafe hãy tận dụng thời gian này để nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới, phù hợp với thị hiếu của khách hàng hiện nay.
>> Xem thêm: Đón đầu những xu hướng F&B thời kỳ bình thường mới
Thúc đẩy thương hiệu trong mùa dịch
Môi thương hiệu đều có một “tính cách” hay giá trị cốt lõi mà mình muốn truyền tải đến khách hàng. Vậy thì đây có lẽ chính là thời điểm vàng để xác lập hình ảnh thương hiệu trong tâm trí của họ, hay nói cách khác là thúc đẩy định vị thương hiệu. Tất cả nhà hàng, quán cafe đều muốn hướng tất cả khách hàng thành khách hàng trung thành, điều đó đồng nghĩa với việc thương hiệu cần hướng họ đến mục tiêu lovebrand. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để kể về những câu chuyện thương hiệu của bạn, để khách hàng hiểu bạn hơn, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội. Thay vì những chương trình KM như trước đây, hãy chia sẻ những điều có ích, tăng giá trị cảm nhận cho khách hàng, để họ cảm thấy mình được quan tâm và trân trọng.
Trong 8 điểm tiếp xúc của một thương hiệu, ngoài tích cực quảng cáo trong thời gian này, doanh nghiệp cũng nên chú trọng các hoạc hoạt động PR, điểm bán và đặc biệt là nhân viên. PR chưa bao giờ là điểm chạm khiến người ta thất vọng, nhất là trong thời điểm dịch bệnh như hiện tại. Gắn thương hiệu trong các hoạt động tài trợ, từ thiện là việc vừa giúp đỡ cộng đồng, vừa nâng cao hình ảnh thương hiệu.
Thương hiệu mạnh khi niềm tin xuất phát từ bên trong đủ vững vàng. Vậy hãy đẩy mạnh thương hiệu không chỉ với khách hàng, mà cả với nhân viên. Có thể trong thời gian dịch bệnh như hiện tại, tất cả nhân viên không được đi làm nhưng họ cũng là những người dễ dàng hiểu giá trị của thương hiệu, dễ dàng trở thành một trong những cánh tay đắc lực nhất để nâng cao hình ảnh của cửa hàng với nhiều người. Không ai dám chắc nhân viên sẽ mãi mãi gắn bó với nhà hàng hay quán cafe của bạn, nhưng nếu họ cảm thấy được tôn trọng, những nhân viên đó sau này cũng có thể thành một khách hàng tuyệt vời của bạn. Vậy nên đừng bao giờ lơ là việc làm thương hiệu với nhân viên.
Không những vậy, chắc hẳn khi trở về trạng thái bình thường mới, khách hàng sẽ “chịu khó” đi đến nhiều nơi hơn, muốn khám phá nhiều địa điểm đẹp hơn, và biết đâu một trong số đó là nhà hàng, quán cafe của bạn? Vậy thì nếu có thể, chủ đầu tư cũng nên chuẩn bị một “lớp áo” thật ấn tượng cho không gian nhà hàng, quán cafe để chào đón những vị khách hàng đó nhé. Ken Design luôn sẵn lòng tư vấn cho chủ đầu tư về lĩnh vực thiết kế cũng như thi công, hãy liên hệ nếu chúng tôi có thể giúp gì cho bạn.
>> Xem thêm: Thiết kế nhà hàng The Gangs Nguyễn Huệ - Hồ Tùng Mậu
Hãy để ngày trở lại là khi tình yêu đủ lớn
Hiện tại tất cả người dân buộc phải “ai ở chỗ nào thì ở yên chỗ đó”, nhưng chúng ta đều ngầm hiểu rằng ai cũng mong dịch bệnh sớm qua đi, đất nước sớm khỏe mạnh, nhất định chúng ta sẽ trân trọng và yêu quý nhau nhiều hơn nữa. Đúng vậy, tình yêu của khách hàng dành cho các doanh nghiệp F&B cũng đâu phải ngoại lệ. Gieo hạt tốt để hái quả ngọt, nhưng hạt cũng cần thời gian để phát triển, đừng đợi đến khi hết dịch mới bắt đầu hành động. Bạn trân trọng khách hàng, họ sẽ ngày càng yêu quý bạn. Và khi trở lại, đừng lo rằng thương hiệu không thể bật thật xa, đơn giản sức bật do chính chủ đầu tư quyết định.
>> Xem thêm: Mở cửa nhà hàng trở lại sau dịch cần chuẩn bị những gì?