Tham khảo bài viết về giải thích thuật ngữ sử dụng cơ bản trong ứng dụng tính điểm hòa vốn dưới đây sẽ giúp chủ đầu tư hiểu hơn về mục đích, ý nghĩa cũng như các khái niệm sử dụng trong ứng dụng này. Cụ thể:
1. Điểm hoàn vốn là gì?
+ Định nghĩa Điểm Hòa Vốn: Điểm Hòa Vốn trong kinh doanh nhà hàng là điểm mà tại đó doanh thu của nhà hàng, quán café, trà sữa bán ra vừa đủ để bù đắp tất cả các chi phí, bao gồm chi phí cố định như chi phí thuê nhà, lương nhân viên, quảng cáo (định phí) và chi phí khả biến như chi phí nguyên liệu (biến phí). Điều này có nghĩa là tại điểm hòa vốn chủ nhà hàng, quán café không thu được lãi, nhưng cũng không bị lỗ.
+ Ứng dụng tính điểm hoàn vốn là một trong những phương pháp tính điểm hòa vốn kinh doanh nhà hàng. Mục đích và ý nghĩa của điểm hòa vốn đó là giúp chủ nhà hàng có thể điều chỉnh hiệu quả kinh doanh vượt qua sản lượng hòa vốn. Cùng với đó, nếu kinh doanh trong thời gian dài và kết quả không vượt được điểm hòa vốn thì bạn sẽ khó có lợi nhuận. Khi đó, bạn cần phải xem xét lại mô hình kinh doanh của mình.
+ Công thức tính điểm hoa vốn trong kinh doanh
Ví dụ đơn giản: Nam đầu tư một chiếc xe bán café trị giá 30 triệu. Mỗi cốc café bán ra 15.000đ và chi phí nguyên liệu là 3.000đ. Nam thuê 1 bạn sinh viên trả lương 4.500.000/ tháng. Tính Điểm Hòa vốn của Nam.
Điểm hòa vốn = Cp cố định /( Giá bán – Cp Biến đổi)
Chi phí cố định: lương nhân viên 4.500.000đ ( trong trường hợp này ta không sét đến chi phí đầu tư chiếc xe bài sau ta sẽ tính đến chi phí đầu tư ban đầu)
Chi phí biến đổi: 3.000đ/ 1 ly café
Giá bán: 15.000đ /1 ly café.
Điểm Hòa Vốn là : 4.500.000 /( 15.000 – 3.000) = 375 (ly cafe).
Doanh thu hòa vốn là : 375 * 15.000 = 5.625.000đ
Giờ ta làm phép thử lại xem với doanh thu 5.625.000đ/ tháng tức 375 ly/tháng.
Lợi nhuận : 80% * 5.625.000 = 4.500.000 = chi phí lương nhân viên
Chi phí : 20% *5.625.000 = 1.125.000đ = chi phí nguyên liệu.
Tương tự như trên ta sẽ có cách tính các bài toán phức tạp hơn
2. Đầu tư xây dựng và nội thất
Phần đầu tư xây dựng + nội thất nhà hàng gồm những chi phí gì?
Chi phí đầu tư xây dựng + nội thất bao gồm các hạng mục chính như sau.
1. Phần xây dựng thô
- Phá dỡ mặt bằng.
- Đào móng + đổ móng.
- Xây dựng cơ bản nhà bê tông cốt thép, tường trần sàn, mái ( hoặc nhà khung thép tiền chế)
- Cửa và phụ kiện ( gỗ, kính, nhôm)
- Sơn bả, ốp, trát, lát, trần vách.
- Điện nước
- Phần hoàn thiện nội thất
- Quầy kệ gỗ
- Bàn ghế
- Đồ decor trang trí
- Biển quảng cáo trong và ngoài
- Đèn trang trí
- Phần thiết bị
- Điều hòa
- Camera
- Màn hình
- Âm thanh
Cách tính chi phí đầu tư + Nội thất
- Để có con số chính xác bạn cần có hồ sơ thiết kế. Căn cứ trên hồ sơ chi tiết kích thước mới tính toán ra được tổng mức đầu tư.
- Khái toán mức đầu tư là phương án nhanh chóng nhưng độ chính xác sẽ không bằng dự toán có hồ sơ.
- Ứng dụng khái toán nhanh mời bạn tham khảo bài viết tự dự toán công trình
3. Đầu tư trang thiết bị, máy móc
Chi phí đầu tư trang thiết bị máy móc thì mỗi nhà hàng sẽ có các dụng cụ máy móc khác nhau. Tham khảo trang thiết bị chi tiết
- Các Trang thiết bị máy móc trong nhà hàng
- Trang thiết bị máy móc trong nhà hàng lẩu nướng BBQ
- Trang thiết bị máy móc trong nhà hàng phở
- Trang thiết bị máy móc trong nhà hàng Âu
- Trang thiết bị máy móc trong nhà hàng Á
- Trang thiết bị máy móc trong nhà hàng Nhật
- Trang thiết bị máy móc trong nhà hàng Hàn
- Trang thiết bị máy móc trong nhà hàng Việt
- Trang thiết bị máy móc trong nhà hàng Tiệc cưới
- Trang thiết bị máy móc trong nhà hàng Chay
- Trang thiết bị máy móc trong nhà hàng beer
- Trang thiết bị máy móc trong nhà hàng buffett
- Trang thiết bị máy móc trong nhà hàng Hải Sản
- Trang thiết bị quán café truyền thống
- Trang thiết bị quán café Hiện đại pha máy
- Tham khảo trang thiết bị quán trà sữa
- Tham khảo trang thiết bị quán đồ uống tổng hợp
4. Chi phí đầu tư một lần khác
- Chi phí đầu tư 1 lần khác là các chi phí đầu tư ngay từ ban đầu trước khi vận hành quán. Mỗi loại hình quán có mức chi phí đầu tư một lần khác nhau ví dụ dưới đây.
- Chi phí nhượng quyền thương hiệu : Tham khảo bài viết chi phí nhượng quyền thương hiệu
- Chi phí setup vận hành và đào tạo nhân viên: tham khảo bài viết chi phí setup vận hành
- Chi phí thiết kế nhà hàng – quán café :tham khảo bài viết.
- Chi phí thiết kế nhận diện thương hiệu nhà hàng – quán café: tham khảo bài viết
5. Thời gian khấu hao
- Trước khi tìm hiểu thời gian khấu hao tôi xin nói thêm về khấu hao tài sản là gì? Khấu hao tài sản nhà hàng quán cafe là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống chi phí đầu tư ban đầu trong quá trình hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố định của nhà hàng quán cafe được tính vào chi phí đầu tư kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng vận hành nhà hàng quán café đó.
- Thời gian khấu hao theo quy định của nhà nước sẽ được phân cho từng loại tài sản. Nhưng đối với doanh nghiệp tư nhân thì các bạn khấu hao càng nhanh thì càng tốt. Thời gian khấu hao thường được chia đều cho thời gian kinh doanh trung bình là 3 năm.
- Các nhà hàng, cửa hàng sau 3 năm khai thác kinh doanh thì tài sản cũng bị hao mòn và cần có thêm chi phí để tân trang, cải thiện lại.
6. Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí thuê mặt bằng là loại chi phí phải trả theo từng tháng hoặc định kỳ theo hợp đồng giữa bên thuê mặt bằng và bên nhượng lại mặt bằng.
- Để đơn giản thì chi phí thuê mặt bằng được phân bổ từng tháng 1, trên thực tế có thể trả gộp lại theo định kỳ.
- Chi phí thuê mặt bằng có thể dự tính luôn chi phí điện, nước , internet hàng tháng của nhà hàng cho dễ quản lý.
7. Tổng lương tháng nhân viên
- Lương là các chi phí bạn chi trả cho nhân viên, lương bao gồm các công việc như sau.
- Lương quản lý: cấp giám đốc, trưởng phòng, ban, trưởng quầy, quản lý kho, kế toán thuế, kế toán tổng hợp, kế toán kho.
- Lương bộ phận trực tiếp: nhân viên quầy, nhân viên bếp, nhân viên phục vụ, nhân viên bảo vệ, nhân viên vận chuyển…v..v.
- Cách tính lương có thể theo khoán, theo giờ hoặc theo tháng.
- Tổng lương là bạn cần cộng tất cả chi phí lương của các loại hình kể trên lại.
8. Tổng chi phí Marketing
- Tổng chi phí marketing bao gồm các chi phí hàng tháng chi trả để chạy quảng cáo trên các kênh như facebook, google adw, nhân viên sáng tạo nội dung, nhân viên kiểm soát chạy quảng cáo, Chi phí truyền thông trên các tạp chí, báo mạng,
- Cách tính chi phí marketing thông thường sẽ được hoạch định ngay từ đầu theo % của doanh thu trung bình tư 5% đến 15% tùy từng mặt hàng và quy mô của doanh nghiệp. Ví dụ doanh thu của nhà hàng là 300tr/ tháng thì chi phí chạy quảng cáo là 15 triệu đến 30 triệu. Nhiều đơn vị chuyển chi phí này sang chi phí mặt bằng tại vị trí đẹp hơn đó cũng là cách marketing hiệu quả.
9. Chi phí khác
- Chúng tôi liệt kê các loại chi phí trên sẽ không tránh khỏi các thiếu sót các chi phí đặc thù của từng ngành nghề, lĩnh vực, mỗi địa điểm lại có các chi phí khác nhau ví dụ như chi phí cho CA phường, luật lệ, chi phí vận hành thang máy, đối với các shop trong trung tâm thương mại sẽ có thêm các chi phí quản lý tòa nhà, chi phí vệ sinh .v.v
10. Chi phí phát sinh
- Chi phí phát sinh là loại chi phí mà người kinh doanh không thể lường hết được. Nhưng hầu như tháng nào bạn cũng phát sinh không ở mục này thì nó ở mục khác.
11. Phần trăm cost trên giá bán
- Phần trăm cost trên giá bán là loại phần trăm quan trọng nhất quyết định lợi nhuận gộp (lợi nhuận trừ đi chi phí sản xuất) sự thành công của mô hình kinh doanh.
- Các sản phẩm ngày nay thường cost/ giá bán rất thấp. chi phí tập trung vào chi phí tạo giá trị thương hiệu, giá trị gia tăng.
- Nếu chi phí cost tăng quá cao đồng nghĩa với lợi nhuận biên (lợi nhuận cuối cùng) vì các chi phí cố định kể trên rất khó cắt giảm.
12. Chi phí nguyên liệu/ sản phẩm
- Đây là chi phí nguyên liệu đầu vào trung bình của sản phẩm.
- Sản phẩm ở đây được tính theo các dạng thông thường như
- Tính theo cốc/ ly
- Tính theo set/ combo
- Tính theo giá trị trung bình như bàn ăn.
13. Dự kiến doanh thu trung bình trên ngày
- Dự kiến doanh thu/ ngày nhằm tính toán thời gian kinh doanh đạt hòa vốn. Nếu doanh thu/ ngày dưới mức doanh thu hòa vốn thì bạn sẽ lỗ. Trên doanh thu hòa vốn thì bạn sẽ bắt đầu có lãi.
14.Chi phí cố định hàng tháng
- Chi phí cố định hàng tháng là các chi phí không thay đổi khi doanh thu thay đổi. Chủ đầu tư nhà hàng quán café cần tính toán để chuẩn bị dòng tiền này ổn định. Chi phí cố định hàng tháng bao gồm các mục kể trên như chi phí lương nhân viên, chi phí marketing, chi phí thuê mặt bằng, điện nước, internet và các chi phí phát sinh hàng tháng.
15. Chi phí biến đổi sản phẩm
- Là Chi phí đầu vào của sản phẩm.
- Ví dụ sản phẩm là 1 ly café giá nhập 4.000đ giá bán ra là 20.000đ vậy chi phí đầu vào là 4.000đ hay 0.004 triệu đồng.
- Ví dụ sản phẩm là 1 set ăn gồm 10 món. Trung bình giá nguyên liệu làm ra là 100.000đ giá bán ra là 400.000đ vậy chi phí đầu vào là 100.00đ hay 0.1 triệu đồng.
16.Giá bán ra của một sản phẩm
- Là tiền thu về sau khi bán hàng bỏ qua chi phí triết khấu, khuyến mại.
- Ví dụ giá niêm yết (chưa khuyến mại) 200.000đ giá sau khi trừ đi các chiết khấu thu về tiền mặt là 150.000đ thì
- Cách 1: giá bán ra sẽ tính là 150.000đ. chi phí khuyến mại không được tính.
- Cách 2: Giá bán ra sẽ tính là 200.000đ. chi phí khuyến mại tính là 50.000đ.
17. Sản lượng hòa vốn
- Là số lượng sản phẩm bán ra (break-even volumn) mà tại đó doanh thu bán ra của cửa hàng, nhà hàng vừa đủ để bù đắp tất cả các chi phí, bao gồm chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đổi (biến phí); nghĩa là tại mức sản lượng hòa vốn Chủ nhà hàng – quán cafe không thu được lãi, nhưng cũng không bị lỗ. Nói cách khác, đây là mức Doanh thu nằm tại điểm hòa vốn (Break even point) của nhà hàng.
- Công thức tính: Q = F/(P - V)
- Ví dụ: Cửa hàng bán nước trái cây, chi phí cố định là 10.000.000 đồng. Chi phí biến đổi trên mỗi sản phẩm là 10.000 đồng. Giá bán mỗi sản phẩm là 30.000 đồng. Vậy mức sản lượng hòa vốn là:
- Q = 10.000.000 đ/(30.000đ/sp – 10.000đ/sp) = 5.000 sản phẩm
- Trong đó: F là tổng chi phí cố định; P là giá bán/đơn vị sản phẩm; C là chi phí biến đổi/đơn vị sản phẩm .
18. Doanh thu hòa vốn/ tháng
- Doanh thu hòa vốn là dòng tiền thu về để đạt số tiền vừa đủ bù đắp tất cả các chi phí, bao gồm chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đổi (biến phí); tại mức sản lượng hòa vốn Chủ nhà hàng – quán cafe không thu được lãi, nhưng cũng không bị lỗ.
- Công thức: Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x giá bán
- Ví dụ trên: Doanh thu hòa vốn = 5.000 x 30.000 = 150.000.000đ
19. Doanh thu hoàn vốn/ngày
- Là doanh thu bằng tiền mặt cần phải đạt được trong 1 ngày để không bị lỗ và cũng không có lãi.
- Công thức: Doanh thu hòa vốn (tháng) / 30 ( ngày)
- Ví dụ trên: 150.000.000 / 30 = 5.000.000đ
20.Thời gian hòa vốn
- Là Thời gian để chủ dự án có thể thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu. (Payback Peried)
21. Phân tích hòa vốn khi các chỉ số thay đổi
- Khi bạn đã lập xong bài toán kinh doanh nhưng bất kỳ kế hoạch nào dù hoàn hảo đến đâu cũng có những sai số.
- Thay đổi về Doanh số: khi doanh số tăng giam sẽ ảnh hưởng đến thời gian hòa vốn, lợi nhuận đầu tư sau khi kinh doanh.
- Thay đổi về Chi phí thuê mặt bằng: Chi phí thuê mặt bằng sẽ thay đổi theo thời gian, hoặc giả thiết bạn sẽ thuê một mặt bằng chi phí cao hơn, giả thiết doanh thu cao hơn thì thời gian hòa vốn, lợi nhuận của dự án sẽ thay đổi thế nào?
- Ví dụ: Chi phí thuê mặt bằng là 18 triệu và doanh thu/ ngày là 7 triệu thì số tháng hòa vốn sẽ tra như sau.
- Kết quả: sau 9 tháng bạn sẽ hòa vốn.
- Ví dụ: Chi phí thuê mặt bằng là 30 triệu và doanh thu/ ngày là 5 triệu thì số tháng hòa vốn sẽ tra như sau.
- Kết quả: sau 26 tháng bạn sẽ hòa vốn.
22. NPV là gì?
- Trong Tài chính,giá trị hiện tại thuần (NPV) hoặc "giá trị hiện tại ròng" (NPW) của chuỗi thời gian các dòng tiền, cả vào và ra, được định nghĩa là tổng các giá trị hiện tại (PV) của các dòng tiền cụ thể của cùng một thực thể. Trong trường hợp khi tất cả các luồng tiền trong tương lai là tiền vào (chẳng hạn như phiếu giảm giá và gốc trái phiếu) và dòng tiền ra duy nhất là giá mua, NPV chỉ đơn giản là PV của dòng tiền tương lai trừ đi giá mua (đó là PV của riêng nó).
- NPV là một công cụ trung tâm trong phân tích dòng tiền chiết khấu (DCF), và là một phương pháp tiêu chuẩn cho việc sử dụng giá trị thời gian của tiền để thẩm định các dự án dài hạn. Được sử dụng để lập ngân sách vốn, và rộng rãi trong suốt kinh tế, tài chính, kế toán, nó đo lường sự vượt quá hoặc thiếu hụt của các dòng tiền, về giá trị hiện tại, một khi các chi phí tài chính được đáp ứng.
- Phân tích theo góc độ tài chính thì khá phức tạp – vì vậy để đơn giản ta hiểu là khi đầu tư vào một dự án thì ta sẽ thu về được bao nhiêu. Nếu không nhiều thì ta nên để tiền trong ngân hàng cho yên tâm.
- NPV chính là số tiền đầu tư vào nhà hàng café sau thời gian kinh doanh ta sẽ thu về. NPV đã tính đến các chỉ số trượt giá, tính chi phí khấu hao.
23. IRR là gì?
- Tỉ suất thu nhập nội bộ (IRR) là một hệ số dùng để đánh giá các phương án, lợi nhuận của các dự án đầu tư. IRR được định nghĩa là tỉ suất chiết khấu mà tại đó hiện giá thu hồi (NPV) của một khoản đầu tư bằng 0.
- Để tính Tỉ suất thu nhập nội bộ IRR (Internal rate of Return), người ta tìm Tỉ suất chiết khấu (ký hiệu r) mà tại đó Hiện giá thuần NPV (Net Present Value) bằng 0.
- Hiểu đơn giản là khi đầu tư vào nhà hàng và gửi ngân hàng bạn đều có lãi suất. Hãy coi nhà hàng bạn đầu tư là một nơi bạn gửi tiền thì lãi bạn nhận được là bao nhiêu?